Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 10 tháng 01 năm 2025,
Nhu cầu cấp thiết về cải tổ chiến lược không gian mạng
H.A - 06/09/2020 17:26
 
Triển khai kỹ thuật số không chỉ là xu hướng, mà đã trở thành một phần không thể thiếu của cả nền kinh tế số.

Trong thế giới ngày càng số hóa hiện nay, có thể nói, dữ liệu chính là đơn vị tiền tệ mới và niềm tin kỹ thuật số - mức độ tin tưởng vào yếu tố con người, quy trình và công nghệ - chính là xương sống của nền kinh tế số.

Nguồn: Khảo sát Niềm tin kỹ thuật số của PwC (08/2020): dựa trên 141 người khảo sát.
Nguồn: Khảo sát Niềm tin kỹ thuật số dựa trên 141 người khảo sát

Không thể phủ nhận, đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh tiến trình số hóa, bao gồm quá trình tự động hóa, cộng tác ảo, mô hình làm việc phân tán, áp dụng điện toán đám mây, chăm sóc sức khỏe từ xa, các kênh phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng và hơn thế nữa. Đại dịch đã làm thay đổi tính chất của nơi làm việc, thị trường và các quy trình kinh doanh, từ đó cho thấy, chuyển đổi số sẽ tiếp tục hiện diện trong tương lai.

Trong khi vừa phải tìm cách thích nghi với các viễn cảnh tương lai khác nhau, các doanh nghiệp đồng thời cũng phải tập trung phát triển công nghệ một cách nhanh chóng. Điều này đang khiến doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều mối đe dọa mới và không ngừng biến đổi liên quan đến bảo mật thông tin.

Theo Khảo sát Niềm tin kỹ thuật số được thực hiện vào tháng 6/2020 với sự tham gia của 141 các lãnh đạo về bảo mật và an toàn thông tin của các doanh nghiệp tại Mỹ, hơn một nửa số giám đốc an toàn thông tin (Chief Information Security Officer - CISO) cho biết, các cuộc tấn công mạng đã tăng vọt kể từ tháng 2/2020 và dự báo số vụ đe dọa về an ninh sẽ duy trì ở mức cao trong 6 - 12 tháng tới.

Vai trò của an ninh mạng ngày càng được chú trọng và điều này đặt ra câu hỏi: Khi các kết nối kỹ thuật số tăng lên theo cấp số nhân, thì các doanh nghiệp cần có những chính sách gì khác biệt để đảm bảo hoạt động diễn ra một cách thuận lợi và an toàn?

Để tìm hiểu vấn đề trên, các chuyên gia trong khảo sát này đã nghiên cứu các giải pháp được các doanh nghiệp tại Mỹ áp dụng để vượt qua “phép thử” về khả năng phục hồi trong bối cảnh Covid-19, cũng như việc doanh nghiệp cân nhắc lại chiến lược và định hướng đầu tư cho tương lai như thế nào. Kết quả khảo sát cho thấy một số điểm đáng chú ý, có tính ứng dụng cao đối với thị trường Việt Nam:

Một là, hội đồng quản trị và các giám đốc điều hành, những người trước đây có thể hoài nghi về lợi ích đầu tư cho các chuyên gia về giải pháp và kiến trúc an ninh mạng, thì giờ đã không còn băn khoăn về điều đó nữa. Lợi ích mang lại từ các khoản chi tiêu cho an ninh mạng trong nhiều năm và tầm quan trọng của CISO đã trở nên rõ ràng hơn nhiều trong cuộc khủng hoảng này.

Hai là, trong số các giải pháp mà doanh nghiệp đầu tư trong 2 - 3 năm qua, mang lại lợi ích lớn nhất trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay không phải là những giải pháp bảo mật tạm thời (one-off security solution), mà là các khoản đầu tư liên quan đến làm việc từ xa, quản lý khủng hoảng và quản lý rủi ro dựa trên dữ liệu.

“Doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng đầu tư tương tự trong các giải pháp quản lý truy cập và định danh, các khả năng phát hiện mối đe dọa theo thời gian thực và ứng dụng điện toán đám mây để tạo thuận lợi cho các địa điểm làm việc phân tán. Ngoài ra, để giải quyết các rủi ro liên quan, một số hành động chính mà tổ chức có thể thực hiện là tăng cường tuân thủ hoặc thiết lập quản trị thông tin để đưa ra quyết định tốt hơn dựa trên dữ liệu và tích hợp tốt hơn các rủi ro an ninh mạng với quản lý rủi ro doanh nghiệp tổng thể”, Chuyên gia Phó Đức Giang chia sẻ.

Hơn bao giờ hết, năng lực lãnh đạo an ninh mạng trở nên thiết yếu không chỉ ở phạm vi kiểm soát rủi ro, mà còn có vai trò tạo ra giá trị. Các CISO và giám đốc công nghệ thông tin (CIO) sẽ có vai trò quan trọng khi các doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu kép trong những tháng tiếp theo là tăng tốc các mô hình kỹ thuật số và khôi phục tài chính doanh nghiệp.

Để vững vàng vươn lên, việc xem xét lại các ưu tiên về chiến lược và đầu tư vào công nghệ sẽ có vai trò quan trọng. Dưới đây là một số kế hoạch hành động chính đối với các CISO và CIO:

Thứ nhất, cần tăng cường hợp tác giữa các lãnh đạo phụ trách đảm bảo an ninh mạng, kinh doanh và rủi ro để vượt qua khủng hoảng.

Thứ hai, phải ưu tiên việc xác định và sửa chữa các lỗ hổng hoặc điểm yếu có thể xảy ra do khủng hoảng. Đây cũng là thời cơ để doanh nghiệp hiện đại hóa và đơn giản hóa.

Thứ ba, các lãnh đạo cần dự đoán và quản lý các rủi ro phát sinh từ việc đẩy nhanh quá trình số hóa, áp dụng điện toán đám mây và chuyển đổi sang các mô hình kinh doanh số.

Thứ tư, các CISO và CIO cần tìm ra các giải pháp sáng tạo để cải thiện bảo mật, nâng cao khả năng phục hồi và củng cố niềm tin, đồng thời quản lý tốt ngân sách an ninh mạng để mang lại hiệu quả về chi phí.

Kinh tế số: Không bỏ rơi doanh nghiệp nhỏ
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) hay các hộ kinh doanh được đánh giá là có khả năng linh hoạt trong kinh doanh, nhưng để thích ứng nhanh với xu hướng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư