
-
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC
-
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển
-
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan
-
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE
-
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Liên tục thâu tóm cảng biển, Viconship phải tìm dòng tiền mới
Theo đó, Nhựa An Phát Xanh sẽ thực hiện đấu giá 100 triệu cổ phiếu AAA với giá khởi điểm 12.000 đồng/cổ phiếu để huy động tối thiểu 1.200 tỷ đồng.
Thời gian đăng ký và nộp tiền cọc dự kiến từ ngày 18/5 đến 22/6 và thời gian đấu giá dự kiến là 9h ngày 30/6/2022.
![]() |
Lịch đấu giá cổ phiếu AAA trên HoSE (Nguồn: HoSE). |
Công ty cho biết thêm, trong số tiền dự kiến huy động được, sẽ dành 500 tỷ đồng trả nợ vay ngắn hạn, dài hạn đến hạn trả; và 700 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động.
Mới đây trong tháng 5/2021, Nhựa An Phát Xanh đã thực hiện đấu giá 75 triệu cổ phiếu AAA trên HoSE với giá trúng trung bình 14.236 đồng/cổ phiếu để huy động 1.067,7 tỷ đồng.
Điểm đáng lưu ý, kể từ thời điểm đấu giá thành công tháng 5/2021, Công ty thực hiện trả cổ tức 5% bằng tiền và thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 10%. Như vậy, giả sử nhà đầu tư thực hiện mua cổ phiếu đấu giá, giá điều chỉnh sẽ giảm từ 14,236 đồng về còn 12.487 đồng/cổ phiếu.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/5, cổ phiếu AAA tăng 300 đồng, lên 12.100 đồng/cổ phiếu. Như vậy, những nhà đầu tư tham gia đợt đấu giá cách đây 1 năm của Nhựa An Phát Xanh gần như không có lãi, thậm chí lỗ 3,1%.
Ở một diễn biến khác, CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (mã APH – sàn HoSE) là công ty mẹ của Nhựa An Phát Xanh, nhưng đang có sự suy giảm về tỷ lệ sở hữu với Nhựa An Phát Xanh.
Cụ thể, thời điểm 31/12/2020, Tập đoàn An Phát Holdings sở hữu 53,18% vốn điều lệ tại Nhựa An Phát Xanh; thời điểm 30/6/2021 (sau phiên đấu giá tháng 5/2021), Tập đoàn An Phát Holdings sở hữu 50,59% vốn điều lệ tại Nhựa An Phát Xanh; và thời điểm 31/3/2022, Tập đoàn An Phát Holdings sở hữu 48,7% vốn điều lệ tại Nhựa An Phát Xanh.
Thậm chí, tháng 3/2022, Tập đoàn An Phát Holdings vừa bán 6.694.213 cổ phiếu AAA để giảm sở hữu từ 50,75% về chỉ còn 48,7% vốn điều lệ, giao dịch thực hiện ngày 4/3/2022 thông qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. nTheo thông tin của An Phát Holdings, mục đích giao dịch là để thanh toán một phần gốc trái phiếu cho các trái chủ.
Được biết, ngày 3/7/2020, Tập đoàn An Phát Holdings đã phát hành 260 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất cố định 8%/năm, trái phiếu đáo hạn năm 2023. Tính tới 15/2/2022, Tập đoàn An Phát Holdings đã thanh toán đợt 1 là 55 tỷ đồng trái phiếu và còn lại 205 tỷ đồng chưa thanh toán. Khi đó, Công ty dự kiến thanh toán đợt 2 với số tiền là 81 tỷ đồng và giá trị trái phiếu còn lại sau đợt thanh toán thứ hai là 124 tỷ đồng.
Áp lực chi phí tăng cao nên lợi nhuận quý I/2022 của Nhựa An Phát Xanh chỉ tăng nhẹ
Trong quý I/2022, Nhựa An Phát Xanh ghi nhận doanh thu đạt 4.027,68 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 96,49 tỷ đồng, lần lượt tăng 76,4% và 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý biên lợi nhuận ròng giảm mạnh từ 3,9% về chỉ còn 2,4%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 64,7% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 154,58 tỷ đồng lên 393,68 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 30,5%, tương ứng giảm 13,91 tỷ đồng về 31,63 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 19,1%, tương ứng tăng thêm 8,15 tỷ đồng lên 50,9 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 91%, tương ứng tăng thêm 127,94 tỷ đồng lên 268,54 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, mặc dù lợi nhuận gộp tăng mạnh so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng nhẹ chủ yếu do hụt doanh thu tài chính, chi phí tài chính tăng cao và đặc biệt chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng đột biến.
Trong năm 2022, AAA đặt kế hoạch doanh thu 14.100 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 659 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 122,92 tỷ đồng, Công ty chỉ hoàn thành được 18,7% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tính tới 31/3/2022, tổng tài sản của AAA tăng 4,7% so với đầu năm lên 10.477,1 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn đạt 2.348,2 tỷ đồng, chiếm 22,4% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 2.056,4 tỷ đồng, chiếm 19,6% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 2.011,1 tỷ đồng, chiếm 19,2% tổng tài sản; tồn kho đạt 1.042,2 tỷ đồng, chiếm 9,9% tổng tài sản và các tài sản khác.
Trong quý đầu năm, các khoản phải thu tăng thêm 552,7 tỷ đồng lên 2.348,2 tỷ đồng; tồn kho tăng thêm 44,8 tỷ đồng so với đầu năm lên 1.042,2 tỷ đồng.
Ngoài ra, tính tới cuối quý I/2022, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng thêm 215,7 tỷ đồng lên 3.572,9 tỷ đồng và chiếm 34,1% tổng nguồn vốn.

-
Nhiệt điện Phả Lại lên tiếng về việc dây chuyền 1 kinh doanh thua lỗ liên tục -
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE -
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Liên tục thâu tóm cảng biển, Viconship phải tìm dòng tiền mới -
ĐHĐCĐ SASCO: Chia cổ tức cao kỷ lục, định hướng chiến lược hướng sân bay Long Thành -
Ông Phạm Ngọc Thuận bất ngờ từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc tại Becamex IDC -
Vietnam Airlines đặt mục tiêu 116.715 tỷ đồng doanh thu, 5.119 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2025
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách