-
Nữ giám đốc chỉ đạo để ngoài sổ sách kế toán gần 200 tỷ đồng -
Vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Xét xử sơ thẩm 17 bị cáo -
Một khu đất “gánh” hai quy hoạch -
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả?
Xử phạt công trình sai phép
Văn bản số 2075/BC-QLĐT do ông Nguyễn Văn Huynh, Trưởng phòng Phòng Quản lý đô thị ký, gửi Chủ tịch UBND TP. Vũng Tàu đề xuất xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu, theo hồ sơ do UBND phường 1 (TP. Vũng Tàu) lập.
Liệu những công trình xây dựng trái phép do Công ty cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu xây dựng sau khi bị xử phát có được hợp thức hoá sai phạm như những công trình xây trái phép trước đây? |
Trong Văn bản, Phòng Quản lý đô thị cho biết, nhận được Báo cáo số 848/BC-UBND ngày 27/6/2024 của UBND phường 1 về việc đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu về hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng tại một phần thửa đất số 41, tờ bản đồ số 55, tại đỉnh núi Lớn, thuộc Khu du lịch Hồ Mây Park, phường 1, TP. Vũng Tàu. Qua thẩm tra hồ sơ vụ việc do UBND phường 1 lập, Phòng Quản lý đô thị báo cáo và đề xuất Chủ tịch UBND TP. Vũng Tàu xem xét xử lý.
Về hiện trạng các công trình này, Phòng Quản lý đô thị nêu rõ, công trình thứ nhất là 1 căn biệt thự đơn lập, nhà cấp 4, tường gạch, mái ngói với diện tích 56 m2 (7 x 8 m), phía trước sân có hồ bơi với diện tích 15 m2 (3 x 5 m). Công trình thứ hai là 2 căn biệt thự đơn lập, nhà cấp 4, tường gạch, mái ngói với diện tích 56 m2 (7 x 8 m), phía trước sân có hồ bơi diện tích 15 m2. Công trình thứ ba gồm 2 căn thiệt thự song lập, nhà cấp 4, tường gạch, mái ngói với diện tích 108 m2, phía trước có sân, hồ bơi diện tích 24 m2. Các công trình đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ khoảng tháng 2/2024.
Hành vi vi phạm cũng được Phòng Quản lý đô thị chỉ rõ. Cụ thể, Công ty cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng, mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Trước những sai phạm trên, Phòng Quản lý đô thị đề xuất UBND TP. Vũng Tàu xử phạt Công ty cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu số tiền 130 triệu đồng; đồng thời đề xuất biện pháp khắc phục hậu quả là buộc Công ty phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng các công trình trên trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nếu hết hạn quy định này mà Công ty không trình được giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp, thì sẽ áp dụng các biện pháp buộc phá dỡ công trình vi phạm.
Ngoài ra, Phòng Quản lý đô thị cũng có Tờ trình số 2073/TTr-QLĐT (ngày 3/7/2024) với nội dung đề xuất Chủ tịch UBND TP. Vũng Tàu ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Du lịch cáo treo Vũng Tàu với hành vi vi phạm tự ý đào, đắp, lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ, phần đất dọc 2 bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ. Cụ thể, công ty này đã dựng 19 trụ sắt, chiều cao khoảng 4 m, khoảng cách trụ khoảng 4,3 m, tổng chiều dài khoảng 70 m tại khu vực bờ kè sát bên số 1A đường Trần Phú, phường 1, TP. Vũng Tàu.
Phòng Quản lý đô thị đề nghị xử phạt Công ty cổ phần Du lịch cáo treo Vũng Tàu, mức phạt bằng tiền là 10 triệu đồng và buộc công ty này tháo dỡ 19 trụ sắt.
Sau khi nhận được đề xuất này, Phó chủ tịch UBND TP Vũng Tàu Nguyễn Trọng Thuỵ đã ký Quyết định số 1597/QĐ-XPHC với Công ty cổ phần Du lịch Cáp treo Vũng Tàu số tiền 140 triệu đồng. Lý do xử phạt tăng hơn số tiền so với đề xuất của Phòng Quản lý đô thị được UBND tỉnh đưa ra là vi phạm trên có quy mô lớn.
Đồng thời, UBND TP Vũng Tàu cũng ban hành quyết định xử phạt hành chính số 5296/QĐ-XPHC với Công ty cổ phần Du lịch Cáp treo Vũng Tàu vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính khi tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ, phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.
Cụ thể là dựng 19 trụ sắt, chiều cao khoảng 4m, khoảng cách trụ khoảng 4,3m, tổng chiều dài khoảng 70m tại khu vực bờ kè, sát bên số 1A đường Trần Phú, phường 1, TP. Vũng Tàu.
Mức xử phạt là 10 triệu đồng, cùng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc Công ty cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu tháo dỡ 19 cột sắt tại khu vực bờ kè, sát bên số 1A đường Trần Phú, phường 1, TP. Vũng Tàu và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Liệu sai phạm có được hợp thức hóa?
Thời gian gần đây, người dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bức xúc về việc trên địa bàn tỉnh xuất hiện các công trình xây dựng không có giấy phép, nhưng vẫn rầm rộ thi công. Chỉ đến khi người dân phản ánh, thì cơ quan chức năng mới phát hiện và xử phạt hành chính. Sau đó, các công trình này được hợp thức hóa (được chính quyền cấp giấy phép xây dựng).
Mới đây, ngày 28/6/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Quyết định số 1656/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Thương mại du lịch Tân Thành (Công ty Tân Thành).
Theo Quyết định, Công ty Tân Thành bị xử phạt 110 triệu đồng do đã tổ chức thi công xây dựng hạng mục công trình nhà hàng biển thuộc Dự án Khu du lịch Hải Minh sai nội dung Giấy phép xây dựng số 08/GPXD ngày 23/2/2021, do Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp.
Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu Công ty Tân Thành dừng thi công xây dựng công trình. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, công ty này phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh.
Được biết, Công ty Tân Thành đang hoàn tất hồ sơ để được cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh cho dự án đã có sai phạm nói trên.
Trở lại câu chuyện của Công ty cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu. Dự án Thủy cung Hòn Ngưu từ khi bắt đầu triển khai tới nay hầu như đều xây dựng trái phép và đều bị xử phạt, nhưng sau đó đã được hợp thức hóa mà không bị tháo dỡ các công trình sai phạm.
Ngày 22/11/2013, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có Kết luận thanh tra số 8192/KL-UBND về việc chấp hành pháp luật về đất đai, pháp luật về xây dựng thuộc Dự án Cụm du lịch núi Lớn, núi nhỏ và cáp treo Vũng Tàu của Công ty cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu.
Cụ thể, chủ đầu tư đã được cấp phép xây dựng Trạm ga số 1, Trạm ga số 2 và triển khai xây dựng các hạng mục khi chưa được cấp phép xây dựng bao gồm: câu lạc bộ du thuyền; nhà hàng Hồ Mây; nhà hàng Trung tâm; khu vệ sinh; nhà ga xe trượt; dãy nhà cấp 4 khu thủy cung; cụm công trình nhà nghỉ Đồi Mây; tượng Phật Di Lặc và Động Phật tích; hệ thống hạ tầng kỹ thuật (trong đó có các hạng mục thuộc khu vực đất chưa có quyết định giao hoặc cho thuê đất, không đúng vị trí so với quy hoạch chi tiết được duyệt là tượng Phật Di lặc và động Phật tích; nhà ga xe trượt và đường ray trượt; cụm nhà nghỉ Đồi Mây; phần hạ tầng phía Bắc đường Viba hiện trạng trên đỉnh núi).
Tuy nhiên, sau khi phát hiện sai phạm trên, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chấp thuận đề xuất của Đoàn Thanh tra cho phép Công ty cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu lập thủ tục và hồ sơ xin điều chỉnh quy hoạch. Sau đó, các công trình sai phạm này được hợp thức hóa từ không có giấy phép thành có giấy phép và tồn tại tới ngày nay.
Ngoài ra, ngày 23/5/2017, Đoàn Kiểm tra liên ngành do Sở Xây dựng làm Trưởng đoàn đã có Báo cáo số 103/BC-ĐKTr báo cáo kết quả kiểm tra liên ngành về tình hình xây dựng tại Dự án Khu du lịch Hồ Mây Park Vũng Tàu (một phần Dự án Thủy cung Hòn Ngưu).
Tại Báo cáo, Đoàn Kiểm tra nêu rõ 6 công trình xây dựng phát sinh sau thời điểm có Kết luận Thanh tra số 8192/KL-UBND (ngày 11/12/2013) của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, gồm: chánh điện Hồ Mây, đền thờ 14 vị anh hùng dân tộc, núi cảnh quan, sân khấu nhạc nước, hồ nước, đường nội bộ. Đoàn Kiểm tra yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương lập thủ tục điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 của Dự án, ngưng thi công các hạng mục công trình không có giấy phép xây dựng, chỉ được triển khai sau khi Dự án đã được điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 và lập thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
Tới nay, các hạng mục sai phạm trên đều đã được cấp giấy phép và đưa vào hoạt động.
Từ những sự việc trên, dư luận đặt câu hỏi, liệu việc các chủ đầu tư ngang nhiên xây dựng những công trình trái phép, chấp nhận bị xử phạt hành chính, sau đó được chính quyền địa phương “mở đường” điều chỉnh quy hoạch, được xin cấp giấy phép xây dựng cho các công trình sai phạm của mình mà không bị buộc phá dỡ có tạo ra một “tiền lệ”, đó là doanh nghiệp cứ sai phạm rồi chịu phạt, thì sẽ hợp thức hóa được sai phạm của mình?
-
Một khu đất “gánh” hai quy hoạch -
Hai dự án nhà máy xử lý rác tại Đà Nẵng: 10 năm vẫn nằm trên giấy -
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Quảng Ngãi: Loạt dự án dang dở gây lãng phí -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Cục Quản lý Dược lý giải kết luận của Thanh tra Chính phủ về hồ sơ tồn đọng -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán