
-
Đặc sắc Liên hoan Múa rối Hải Phòng mở rộng lần thứ 3 - năm 2025
-
Hải Phòng sẽ đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng” vào dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng
-
Yêu nước từ những hành động bình dị nhất
-
Hạnh phúc khi sống và làm việc tại Việt Nam
-
TP. Thái Bình mãi khắc ghi những năm tháng hào hùng -
Nam Định viết tiếp câu chuyện từ nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
Theo Times Higher Education (THE) vừa công bố bảng xếp hạng các trường đại học thế giới theo lĩnh vực năm 2025 thì Việt Nam có 8/11 lĩnh vực lọt vào “top” thế giới, gồm: Kinh doanh và kinh tế, Khoa học máy tính, Nghiên cứu giáo dục, Kỹ thuật, Khoa học sự sống, Y tế và sức khỏe, Khoa học vật lý, Khoa học xã hội.
![]() |
Việt Nam có 8/11 ngành lọt "top" thế giới trong đó có y tế và sức khỏe |
Cụ thể, ở lĩnh vực Kinh doanh và kinh tế, nhiều đại học của Việt Nam xếp hạng khá cao, trong đó Đại học Kinh tế TP.HCM xếp hạng cao nhất ở nhóm 301 - 400. Theo sau đó là các cơ sở giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Duy Tân, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Quốc gia TP. HCM, Đại học Mở TP.HCM...
Đại học Duy Tân và Đại học Tôn Đức Thắng cũng xếp hạng cao nhất Việt Nam ở loạt lĩnh vực như Kỹ thuật, Khoa học sự sống, Khoa học vật lý...
Ở lĩnh vực Nghiên cứu giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội là đại học duy nhất của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng, ở top 401 – 500.
Trong khu vực châu Á, mới gần đây tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) vừa công bố bảng xếp hạng năm 2025, Việt Nam có 17 trường lọt vào danh sách này, tăng 2 trường so với lần xếp hạng trước. Hai cái tên này là Trường Đại học Mở TP.HCM và Trường Đại học Vinh. Trong danh sách này trong đó có 4 trường lọt vào top 200.
Trường Đại học Duy Tân vẫn xếp thứ hạng cao nhất là 127, nhưng đã giảm 10 bậc so với năm ngoái. Xếp sau đó là Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp thứ 161 và Đại học Quốc gia TP.HCM, xếp thứ 184, cùng tăng trên 20 bậc. Trong top 200 còn có Trường Đại học Tôn Đức Thắng, xếp thứ 199.
Bảng xếp hạng đại học châu Á của QS năm 2025 có 984 đại học đến từ 29 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các tiêu chí sử dụng để đánh giá bao gồm: danh tiếng học thuật, danh tiếng nhà tuyển dụng, tỷ lệ giảng viên/sinh viên, mạng lưới nghiên cứu quốc tế; chỉ số trích dẫn trên bài báo, tính quốc tế... với tỷ lệ 5-30%, trong đó cao nhất là uy tín học thuật.
17 đại học của Việt Nam lọt bảng xếp hạng châu Á cụ thể như sau:
TT |
Tên trường |
Xếp hạng |
1 |
Trường ĐH Duy Tân |
127 |
2 |
ĐH Quốc gia Hà Nội |
161 |
3 |
ĐH Quốc gia TPHCM |
184 |
4 |
Trường ĐH Tôn Đức Thắng |
199 |
5 |
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành |
333 |
6 |
ĐH Huế |
348 |
7 |
ĐH Kinh tế TPHCM |
369 |
8 |
ĐH Bách khoa Hà Nội |
388 |
9 |
Trường Sư phạm Kỹ thuật TPHCM |
421-430 |
10 |
ĐH Đà Nẵng |
421-430 |
11 |
Trường ĐH Giao thông Vận tải |
481-490 |
12 |
Trường ĐH Văn Lang |
491-500 |
13 |
Trường ĐH Công nghiệp TPHCM |
501-520 |
14 |
Trường ĐH Cần Thơ |
521-540 |
15 |
Trường ĐH Mở TPHCM |
701-750 |
16 |
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội |
751-800 |
17 |
Trường ĐH Vinh |
851-900 |
-
Ba bước sử dụng VNeID làm thủ tục hàng không -
Hải Phòng sẽ đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng” vào dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng -
Yêu nước từ những hành động bình dị nhất -
Siêu mẫu Jessica Minh Anh: Muốn thế giới thấy một Việt Nam ổn định, bản lĩnh và trí tuệ -
Hạnh phúc khi sống và làm việc tại Việt Nam -
TP. Thái Bình mãi khắc ghi những năm tháng hào hùng -
Nam Định viết tiếp câu chuyện từ nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới