
-
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt
-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu
-
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính
-
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng
-
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu
![]() |
Dự án Six Senses Saigon River do Ninh Vân Bay triển khai. |
Đang trong tình trạng khó khăn về tài chính, thua lỗ sâu vào vốn chủ sở hữu, nhưng Công ty cổ phần Bất động sản du lịch Ninh Vân Bay (mã NVT, sàn HoSE) vẫn muốn thêm công ty con. Nhà đầu tư cũng băn khoăn về những khoản tiền lớn đang “treo” trong các hợp đồng hợp tác đầu tư.
Hụt sâu vốn, nhưng vẫn mua doanh nghiệp
Theo kết quả kinh doanh quý I/2021, Ninh Vân Bay ghi nhận doanh thu thuần 42,9 tỷ đồng, giảm mạnh so với 61,8 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Công ty bị lỗ sau thuế gần 1,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 8,7 tỷ đồng. Tính đến cuối quý I/2021, lỗ lũy kế của Ninh Vân Bay lên tới hơn 656 tỷ đồng, theo đó Công ty đã bị lỗ 72,5% vốn chủ sở hữu.
Trước đó, trong năm 2020, Ninh Vân Bay cũng đã có một năm thua lỗ, dù số lỗ không lớn, khoảng 820 triệu đồng. Trong phần giải trình về kết quả kinh doanh năm 2020, bà Ngô Thị Thanh Hải, người được ủy quyền công bố thông tin của Công ty cho biết, lợi nhuận hợp nhất của Ninh Vân Bay chủ yếu đến từ công ty con là Công ty cổ phần Du lịch Hồng Hải. Trong khi đó, doanh thu của Hồng Hải giảm mạnh do ảnh hưởng bởi Covid-19.
Mặc dù hụt vốn nặng, nhưng vừa qua, Ninh Vân Bay vẫn đưa ra chủ trương mua thao túng một doanh nghiệp để trở thành công ty con, đó là chủ trương nhận chuyển nhượng Công ty TNHH Đầu tư du lịch Dã Hương (giấy chứng nhận kinh doanh số 0109525615, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 9/2/2021).
Phần giá trị vốn góp của Ninh Vân Bay dự kiến tối đa lên tới 99,5% vốn điều lệ của Công ty Dã Hương. Ninh Vân Bay ủy quyền cho Chủ tịch Hội đồng Quản trị triển khai giao dịch nhận chuyển nhượng phần vốn góp của Công ty Dã Hương.
Một trong những nội dung công việc là tìm kiếm và quyết định việc lựa chọn đối tác, lựa chọn thời điểm, thương lượng và quyết định các điều kiện, điều khoản liên quan đến giao dịch nhận chuyển nhượng phần vốn góp. Các nội dung bao gồm giá trị vốn góp cụ thể, mức giá chuyển nhượng, phương thức chuyển nhượng, các quyền lợi, nghĩa vụ giữa các bên trong giao dịch chuyển nhượng/nhận chuyển nhượng phần vốn góp.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị cũng được chỉ định người đại diện quản lý phần vốn góp và quyết định các vấn đề phát sinh trong quá trình Công ty Ninh Vân Bay sở hữu phần vốn góp phù hợp với quy định của Công ty Dã Hương và pháp luật hiện hành.
Ẩn số từ các khoản hợp tác đầu tư
Nhìn vào cơ cấu tài chính của Ninh Vân Bay có thể thấy Công ty có nợ phải trả không cao, chỉ ở mức 137,6 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý I/2021. Tuy nhiên, năng lực thanh toán của doanh nghiệp này đang lệ thuộc khá nhiều vào nguồn thu nợ ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn của Ninh Vân Bay ghi nhận tại thời điểm 31/3/2021 là 197 tỷ đồng, trong đó tiền (và tương đương tiền), đầu tư tài chính ngắn hạn và hàng tồn kho hầu như không đáng kể.
Tài sản ngắn hạn theo đó lệ thuộc chủ yếu vào các khoản phải thu ngắn hạn với giá trị là 160 tỷ đồng. Đến cuối quý I/2021, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi ghi nhận là 5,8 tỷ đồng. Con số phải thu khó đòi này không lớn so với tổng quy mô các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp, nhưng điều đáng chú ý là các khoản phải thu ngắn hạn lệ thuộc khá lớn vào “các khoản phải thu ngắn hạn khác”, với quy mô của riêng khoản này lên tới hơn 161 tỷ đồng. Những khoản phải thu ngắn hạn thông thường khác gần như không đáng kể, chẳng hạn phải thu ngắn hạn của khách hàng chỉ là hơn 2,1 tỷ đồng, trả trước cho người bán ngắn hạn là hơn 2,2 tỷ đồng. Vậy “phải thu ngắn hạn khác” thực chất là gì?
Tại thuyết minh báo cáo tài chính của Ninh Vân Bay, “phải thu ngắn hạn khác” chủ yếu nằm ở các khoản phải thu hợp đồng hợp tác đầu tư, với số dư cuối quý I/2021 là 143,4 tỷ đồng. Đây là các khoản góp vốn của Công ty với các cá nhân theo các hợp đồng hợp tác đầu tư để đầu tư phát triển các dự án bất động sản nghỉ dưỡng.
Các khoản hợp tác này cụ thể là gì hiện vẫn là ẩn số, nhưng nó nằm treo lở lửng với số dư khá lớn đã khá lâu trên sổ sách tài chính của doanh nghiệp này.
Lật lại số liệu tài chính các năm trước, phải thu ngắn hạn khác ghi nhận tại thời điểm đầu năm 2019 vẫn ở mức khá thấp, chỉ hơn 18 tỷ đồng, nhưng tăng vọt lên rất nhanh, đạt hơn 120 tỷ đồng vào cuối năm 2019 và tiếp tục “treo” ở mức cao trong suốt năm 2020. Tại thời điểm đầu năm 2021, số dư các khoản này là 145,6 tỷ đồng.

-
ĐHĐCĐ FPTS: Cổ đông chất vấn sự hỗ trợ từ FPT và mục tiêu lợi nhuận đi lùi -
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu -
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính -
Gỗ Đức Thành muốn bán bớt tài sản để tái đầu tư hoặc trả bớt nợ vay dài hạn -
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
ĐHĐCĐ MIC: Lợi nhuận mục tiêu tăng 75%, đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu, trái phiếu
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn