-
Bệnh ung thư da đang có xu hướng gia tăng -
Khuyến cáo tiêm vắc-xin để phòng chống dịch bạch hầu -
Tổng giám đốc Vikoda bác bỏ quan điểm chữa ung thư bằng nước kiềm -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ -
Tự ý bó lá chữa gãy xương: Bài học từ ca bệnh thuyên tắc phổi nguy hiểm
Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi rõ rệt trong hình thái lây nhiễm. Trong số những người mới phát hiện nhiễm HIV, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) là nguồn lây chính.
Khoảng 70% trường hợp nhiễm mới HIV tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam, trong đó độ tuổi 15-29 có xu hướng tăng. |
PGS-TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho biết trong 9 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 11.400 trường hợp mới dương tính với HIV, trong đó gần 1.300 người tử vong. Trong số những người mới phát hiện nhiễm HIV từ đầu năm đến nay, 82,9% là nam giới, độ tuổi chủ yếu là 15-29 (40%) và 30-39 (27,3%).
Tại Việt Nam, kể từ ca nhiễm đầu tiên được phát hiện năm 1990 tại TP.HCM, cả nước có khoảng 267.000 người đang sống chung với HIV với 100% số tỉnh, thành phố ghi nhận ca mắc.
Đáng lưu ý, gần 70% trường hợp nhiễm mới HIV tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (31,2%), Đông Nam Bộ (12,8%) và TP.HCM (24,3%); độ tuổi 15-29 có xu hướng tăng cao.
Bà Hương nhận định dịch HIV/AIDS hiện vẫn diễn biến phức tạp. Những năm gần đây, hình thái lây nhiễm HIV thay đổi rõ rệt - từ lây truyền qua đường máu ở nhóm nghiện chích ma túy sang lây truyền qua đường tình dục, nhất là trong nhóm MSM. Đây là nhóm chiếm tỷ lệ lớn trong số người nhiễm HIV mới với hơn 40% số ca phát hiện hàng năm.
Tuy nhiên, những người này vẫn phải nhận sự phân biệt kỳ thị từ cộng đồng, không dám công khai bản thân nên họ rất khó tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV.
Điều quan ngại là tình trạng trẻ hóa người nhiễm HIV. Một số tỉnh, thành phố đã phát hiện người nhiễm ở lứa tuổi vị thành niên, là học sinh lớp 10, 11. Các em cho biết đã có quan hệ tình dục đồng giới hoặc từng sử dụng ma túy tổng hợp. Đó là yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.
Các chuyên gia dự báo số người mắc HIV trong nhóm MSM tiếp tục tăng trong thời gian tới. Lý do là đặc tính nhóm này sinh sống trải đều ở các tỉnh, thành, khó tiếp cận theo vùng như đối với người nghiện ma túy trước kia.
Mạng xã hội phát triển với các hội, nhóm dành riêng cho người có nhu cầu quan hệ tình dục đồng giới nở rộ, khiến họ dễ dàng tìm kiếm và tiếp xúc nhiều bạn tình.
Kết quả các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng người chuyển giới nữ là một trong những nhóm được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV và gia tăng những năm gần đây.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy xu hướng lây nhiễm ở các tỉnh, thành không phải trọng điểm cũng bắt đầu gia tăng. Kèm theo đó là các hành vi nguy cơ phức tạp như sử dụng ma túy tổng hợp, "chemsex" (dùng chất khi quan hệ tình dục) và quan hệ tình dục tập thể. Điều này không chỉ làm lây nhiễm HIV mà còn lây truyền các bệnh qua đường tình dục, viêm gan B, C…, làm tăng gánh nặng cho ngành Y tế.
Hơn nữa, MSM do không bị tâm lý sợ mang thai nên việc sử dụng bao cao su - một trong những biện pháp ngừa thai - không được chú trọng như quan hệ tình dục giữa nam và nữ. Ngoài ra, một số người trong nhóm này có thể có những lúc quan hệ tình dục tập thể, có nhiều bạn tình.
Họ còn có xu hướng sử dụng các chất kích thích như ma túy, rượu, bia... để tăng khoái cảm và tìm cảm giác khác biệt..., dẫn đến mất kiểm soát hành vi an toàn. Bên cạnh đó, có thể xảy ra hành vi quan hệ mạnh bạo dẫn đến tổn thương cao hơn.
Nhiều trường hợp còn không biết rõ về bạn tình của mình, nhất là tình trạng sức khỏe. Có người mang nhiều nguy cơ chồng chéo, như tiêm chích ma túy, có nhiều bạn tình cả nam và nữ, thường xuyên thay đổi bạn tình và có thể mắc kèm các bệnh lây qua đường tình dục khác...
Dựa trên phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam đang trong giai đoạn dịch tập trung ở các nhóm có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
Nguy cơ nhiễm HIV có xu hướng trẻ hóa, hành vi nguy cơ của các nhóm nguy cơ cao ngày càng phức tạp như sử dụng ma túy tổng hợp, quan hệ đồng giới… Khả năng tiếp cận triển khai can thiệp rất khó vì vẫn còn sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm bệnh.
Để thực hiện mục tiêu chấm dứt đại dịch HIV vào năm 2030, Việt Nam đang thực hiện mục tiêu công bằng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, bảo đảm rằng các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS được cung cấp cho tất cả mọi người dựa trên nhu cầu thực tế của họ, thay vì dựa vào khả năng tài chính, địa vị xã hội, hoặc các yếu tố khác.
Bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS là việc bảo đảm mọi cá nhân, không phân biệt giới tính, tuổi tác, dân tộc, khu vực sinh sống, tình trạng kinh tế hay bất kỳ đặc điểm cá nhân nào khác, đều có quyền sử dụng các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS mà không bị phân biệt đối xử.
Kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030 mà Việt Nam đang hướng tới không có nghĩa là không còn ca nhiễm mới hay ca tử vong do AIDS, mà bảo đảm rằng AIDS không còn là vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng, với các tiêu chí như số ca nhiễm HIV mới dưới 1.000 ca mỗi năm và tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con dưới 2%.
Trong những năm qua, Việt Nam đã thể hiện sự cam kết thông qua việc xây dựng và thực hiện các chính sách cụ thể nhằm bảo đảm mọi người dân, bao gồm cả các nhóm nguy cơ cao, đều có thể tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS một cách công bằng và bình đẳng.
-
Nối dài nỗi lo đại dịch HIV Việt Nam -
Mỹ phẩm chứa hóa chất gây hại bị thu hồi, tiêu hủy -
Tổng giám đốc Vikoda bác bỏ quan điểm chữa ung thư bằng nước kiềm -
Tự ý dừng thuốc, người bệnh bị nhồi máu thận -
Hà Nội: Lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội -
Tin mới y tế ngày 26/11: Bộ Y tế yêu cầu xử lý triệt để dịch bạch hầu -
Bốn ca tử vong, dịch cúm A nguy hiểm thế nào?
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung