
-
Tăng trưởng bền vững phải dựa vào thị trường nội địa
-
Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025 - bão Wipha
-
Hải Phòng sẵn sàng nhiều phương án ứng phó bão số 3 - Wipha -
Bão Wipha có thể gây mưa lớn, lũ quét tại Bắc Bộ từ ngày 21/7
Trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Quảng Ninh xác định vai trò người dân là chủ thể. Bên cạnh đó, liên kết “4 nhà” sẽ quyết định đến quá trình thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hóa, tạo giá trị hàng hóa cao hơn.
Vì thế, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động ban hành một số cơ chế chính sách riêng, tạo hành lang pháp lý cho Chương trình Xây dựng NTM đạt hiệu quả, thúc đẩy liên kết mạnh mẽ “4 nhà” trong nông nghiệp. Các nội dung về quy định quản lý, sử dụng vốn đầu tư thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ; hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp; khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung; chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh...
![]() |
Sản phẩm từ cánh đồng mẫu lớn tại xã Hưng Đạo (thị xã Đông Triều) là kết quả hợp tác của cả 4 nhà. |
Nhiều doanh nghiệp đã chủ động tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, bước đầu có hiệu quả và tạo tính lan tỏa.
Đầu tháng 10/2015, Tập đoàn Vingroup đã tham gia đầu tư Dự án Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel tại xã Hồng Thái Tây (thị xã Đông Triều), với quy mô 200 ha, tổng mức đầu tư 650 tỷ đồng. Tiếp theo đó, tháng 3/2016, UBND tỉnh Quảng Ninh đã cấp giấy phép đầu tư Dự án Chăn nuôi bò thịt và bò giống của Công ty TNHH Phú Lâm (xã Quảng Nghĩa, TP. Móng Cái), với tổng vốn đầu tư lên tới 2.258 tỷ đồng trên diện tích trên 1.000 ha. Mới đây, ngày 24/4, UBND tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án Nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính (huyện Đầm Hà), với tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng, diện tích sử dụng trên 180 ha...
Ngoài ra, còn có các công ty đã và đang triển khai dự án của mình vào nông nghiệp như: Công ty CP Đầu tư xây dựng Việt Long, Thiên Thuận Tường, Long Hải...
Bên cạnh những tín hiệu tích cực trên, việc đẩy mạnh liên kết “4 nhà” vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đó là việc liên kết nội khối nông dân thời gian qua chưa tốt. Hiện quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và thương mại của nông dân chưa được thiết lập trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường về khối lượng, chất lượng nông sản cung ứng...
Liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp chưa bền vững. Nhiều doanh nghiệp hiện chỉ thu gom nông sản thô, hoặc sơ chế đóng gói, gia công nhưng không mang thương hiệu của doanh nghiệp, hoạt động mang tính thời vụ, không ổn định. Vì vậy những doanh nghiệp này khó tạo nên lực để liên kết với nông dân. Số hợp tác xã, doanh nghiệp có đủ năng lực thực hiện việc thu mua, tiêu thụ nông sản cho người nông dân chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Chẳng hạn như ở TP. Móng Cái, cuối năm 2015, ở vùng trồng khoai nổi tiếng Bình Ngọc, doanh nghiệp đã đặt cọc 2 triệu đồng/hộ khi ký hợp đồng với bà con để mua khoai lang, nhưng việc thu mua chậm chạp, khiến khoai lang bị thối, hỏng. Kết quả, sự chậm trễ làm cả “hai nhà” đều thiệt hại.
Hay ngược lại, một doanh nghiệp tại Hạ Long đã có lần “chết dở” khi hợp đồng thu mua, tiêu thụ gà cho nông dân. Tuy nhiên, chính người dân lại tự hủy thỏa thuận với doanh nghiệp để bán ra thị trường với giá cao hơn. Chế tài xử lý trong trường hợp này chưa rõ ràng, cơ quan chuyên môn chưa thể hiện vai trò của mình. Do đó, sản phẩm nông nghiệp chưa thể phát triển được theo chuỗi sản xuất - chế biến - thương mại.
Để tạo động lực thúc đẩy nhanh lộ trình xây dựng nông thôn mới, ngoài yêu cầu về sự đồng bộ trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, thì việc nâng cao chất lượng dịch vụ sau thu hoạch, nhằm đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn và chất lượng, rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp. Cùng với đó, sự vào cuộc của nhà nước qua việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách và sự chỉ đạo quyết liệt sẽ chắc chắn khẳng định của vai trò “4 nhà” cũng như trong hoạt động tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Quảng Ninh.

-
Hải Phòng sẵn sàng nhiều phương án ứng phó bão số 3 - Wipha -
Bão Wipha có thể gây mưa lớn, lũ quét tại Bắc Bộ từ ngày 21/7 -
Gia Lai sẽ dành gần 250 tỷ đồng chi hỗ trợ điều kiện đi lại, làm việc cho cán bộ sắp xếp -
Lãnh đạo TP. Huế chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng dự án cầu Thuận An -
Thủ tướng điều động, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường -
Bão Wipha tiến vào Biển Đông, Hà Nội và Bắc Bộ chuẩn bị đối phó mưa lớn -
Thêm 2 cửa khẩu áp dụng tờ khai hải quan cho người xuất nhập cảnh
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam