
-
Tránh “điểm mù” khi khởi nghiệp trong ngành F&B
-
Chủ động thích ứng vững vàng giữa thế giới kinh doanh bất định
-
Nhà sáng lập có thể nhân đôi hiệu suất từ những việc tưởng rất nhỏ
-
Giám đốc Đào tạo Học viện Golf Jack Nicklaus: "Tôi mong được thấy nhiều golfer trẻ Việt Nam thi đấu trên đấu trường quốc tế"
-
Con trai thứ hai của bầu Hiển làm Chủ tịch Vietravel Airlines -
Bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh làm Tổng giám đốc FWD Việt Nam
![]() |
Bà Lê Thị Phương Anh, Giám đốc Công ty Thương mại và Du lịch SAB (ngoài cùng bên phải) làm bánh để tăng thêm thu nhập. |
Xoay từ bán trái cây...
Đầu năm 2020, cộng đồng doanh nghiệp du lịch đang phấn chấn bởi ngành kinh tế xanh vừa trải qua 3 năm liên tiếp tăng trưởng vượt bậc thì Covid-19 ập đến. “Cơn bão” kinh hoàng chưa từng có lập tức khiến ngành công nghiệp không khói tê liệt, nhiều doanh nghiệp điêu đứng. Để tồn tại, các nữ giám đốc công ty du lịch đã nỗ lực “kết bè vượt bão” và xoay đủ nghề, bởi sau lưng họ là hàng trăm, hàng ngàn người lao động.
Khi Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam hồi tháng 2, bà Phan Hồng Châu, CEO Esperantotur tập trung tái cấu trúc doanh nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho nhân viên và chuẩn bị sản phẩm mới. Đến tháng 4, thị trường du lịch vẫn chưa thể ấm lên, bà cùng cán bộ, nhân viên Esperantotur đã không màng bất cứ lợi nhuận nào, dành thời gian, công sức, tham gia bán giải cứu nhiều tấn xoài và bơ cho đồng bào Tây Nguyên.
Tháng 5, khi thị trường nội địa dần phục hồi, “chị cả ngành vé” Phan Hồng Châu lập tức chào mời tiếp thị khách hàng. Song, miếng bánh thị phần nay đã trở nên nhỏ hẹp, bà quyết định phân phối thêm các loại trái cây, đặc sản địa phương và bánh ngọt… để nhân viên có việc làm và thu nhập.
Nữ doanh nhân này khẳng định, tuyệt đối không giảm nhân sự. “Tôi luôn muốn Esperantotur là một gia đình hạnh phúc, chứ không chỉ là nơi kiếm tiền. Dù doanh thu chỉ đạt 25 - 30% so với trước, nhưng dẫu có phải bán nhà, bán xe, tôi cũng vẫn gắng gượng đến cùng”, bà Châu chia sẻ.
Đến làm bánh, nấu cơm văn phòng
Nữ doanh nhân trong lĩnh vực du lịch đa phần là những người năng động, sáng tạo và giàu năng lượng, chính vì thế họ luôn tự làm mới mình và nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh.
Bà Lê Thị Phương Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch SAB đã trút bỏ bộ vest sang trọng để vào bếp nặn bánh ngào và bánh bèo lá để bán. Bà cho biết: “Sau một thời gian gắng gượng, đến đầu tháng 3/2020, tôi phải cho nhân viên tạm nghỉ. Nhưng không làm việc cũng buồn và không có thu nhập, nên tôi chuyển sang làm bánh rồi giao tận nhà khách hàng”.


Mở quán cà phê, bán gạo, trái cây, bán khẩu trang, mỹ phẩm để nuôi nhân viên và tồn tại chờ hết dịch là cách được nhiều nữ giám đốc lựa chọn. Trước dịch, một công ty lữ hành ở khu phố cổ có trên 40 nhân viên, mỗi nhân viên đều có lương và thưởng trên 20 triệu đồng/tháng. Từ tháng 3 tới nay, thị trường quốc tế đóng băng khiến nữ giám đốc của đơn vị này buộc phải cho nhân viên mảng quốc tế nghỉ việc.
Bà cho biết: “Hiện tôi chỉ giữ lại 16 người, là những người kề vai sát cánh từ những ngày đầu. Văn phòng công ty mở thêm dịch vụ cà phê, nước giải khát và gạo Séng Cù đặc sản Tây Bắc để có thêm tiền trả mặt bằng và một phần nhỏ lương nhân viên”.
Hoàn cảnh tương tự doanh nghiệp này, bà Kiều Anh, Giám đốc 3 khách sạn tại khu phố cổ Hà Nội buộc phải đóng cửa 2 khách sạn. “Hiện tôi chỉ duy trì 1 khách sạn để giữ chân nhân viên, chứ mở ra còn lỗ hơn đóng cửa. Doanh thu chủ yếu của khách sạn từ nhà hàng ăn uống và dịch vụ spa phục vụ khách nội địa, mỗi ngày chỉ có 1-3 phòng có khách thuê với giá chỉ bằng 1/3 so với trước Covid-19”, bà Kiều Anh tâm sự.
Vốn là doanh nhân xinh đẹp, sành điệu, bà Kiều Anh còn làm kênh phân phối mỹ phẩm, nước hoa, khẩu trang và găng tay y tế cho một số nhãn hàng uy tín, có thương hiệu, được chính bà kiểm nghiệm chất lượng. Nhờ đó, nhiều nhân viên vẫn có thu nhập từ việc bán hàng và giao hàng tận nơi. “Khoảng 4 tháng qua, nhân viên của tôi duy trì mức lương 6-9 triệu đồng/tháng, cũng không phải quá thấp trong bối cảnh khó khăn này”, bà Kiều Anh nói.
Trút bỏ váy vóc, lụa là, một nữ giám đốc hãng lữ hành ở Hà Nội đeo tạp dề vào bếp cùng nhân viên nấu cơm văn phòng bán online rất hiệu quả. Những suất cơm trưa chỉ từ 20.000 đến 50.000 đồng giúp thực khách lựa chọn theo khẩu vị và giao hàng miễn phí từ 11 giờ 30 đến 12 giờ 30 hàng ngày trong khu vực nội thành Hà Nội rất đắt khách. Nhờ đó, hơn 20 nhân viên của doanh nghiệp này không ai bị nghỉ việc và có mức thu nhập tạm đảm bảo cuộc sống. Nữ doanh nhân này cho hay: “Sau khi Covid-19 được đẩy lùi, bên cạnh việc phục hồi hoạt động kinh doanh lữ hành, tôi vẫn sẽ duy trì phục vụ cơm trưa văn phòng, bởi tệp khách hàng của chúng tôi đã khá dài”.
Quả thực, những doanh nhân bông hồng tài ba luôn sáng tạo, đổi mới, họ luôn có cách biến nguy thành cơ để tạo công ăn việc làm cho người lao động và sẵn sàng bứt phá ngay khi có đủ điều kiện thuận lợi.

-
Truyền cảm hứng cho thế hệ doanh nhân trong tương lai -
Nhà sáng lập có thể nhân đôi hiệu suất từ những việc tưởng rất nhỏ -
Doanh nhân Lê Quốc Khánh, Tổng giám đốc CTCP Vận tải và Dịch vụ Phú Hoàng: Chọn hướng đi xanh -
Trần Quang Vinh, Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành Murror: Hạnh phúc khi giúp mọi người “chữa lành” nỗi đau bên trong -
Doanh nhân Đặng Thanh Tùng, Giám đốc New World Travel: “Công việc cho tôi chạm vào cảm xúc mỗi ngày” -
Phạm Sơn Lộc, Nhà sáng lập, Giám đốc công nghệ VierCycle: Nâng tầm trải nghiệm đạp xe vì lối sống xanh -
Doanh nhân Nguyễn Tất Tùng, Chủ tịch HĐQT Natrumax: “Giá trị của mỗi con người thể hiện ở nhân cách sống”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô