Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 03 tháng 05 năm 2024,
Nửa dân số “đi chợ” trực tuyến, ngân hàng phải đẩy nhanh số hóa
T.L - 21/05/2020 21:10
 
Khoảng 90% coi số hóa ngân hàng là hướng đi chiến lược, không chỉ đơn thuần là một dự án công nghệ thông tin như trước. Trong đó, bắt tay với fintech - ngân hàng là không thể tránh khỏi.

Covid khiến ngân hàng đẩy nhanh số hóa

Dịch COVID-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế nước ta, song xét về mặt tích cực lại giúp đẩy mạnh cuộc đua số hóa ngân hàng. Phát biểu tại toạ đàm trực tuyến: Ngân hàng số và thanh toán điện tử: gợi mở từ khủng hoảng COVID – 19 hôm nay (21/5), ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, đại dịch Covid – 19 là chất xúc tác giúp Việt Nam có thể  đẩy nhanh số hóa nền kinh tế, số hóa doanh nghiệp, ngân hàng, đẩy mạnh thương mại điện tử.

f
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Thống kê cho thấy, Việt Nam hiện đã có 70 tổ chức tín dụng và chưa kể các đơn vị trung gian thanh toán như ví điện tử đã triển khai cung ứng các dịch vụ thanh toán qua Internet, cung ứng các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Giá trị giao dịch tài chính qua kênh Internet đã đạt trên 7,3 tiệu tỷ đồng giao dịch qua điện thoại di động.  

Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định về xây dựng hành lang pháp lý cho dịch vụ thanh toán số, song theo lãnh đạo VCCI, hiện vẫn còn trở ngại về mặt pháp lý, thủ tục giấy tờ trong hệ thống các văn bản hiện hành, khiến thanh toán số chưa thể mở rộng nhanh và dễ dàng tới nhóm khách hàng ưa tiện lợi.

“So với cơ sở hạ tầng cứng của nền kinh tế số, nền tảng công nghệ số đã vượt lên trên hạ tầng mềm, hệ thống quy định pháp lý, hệ thống thể chế liên quan đến kinh tế số. Ở đây có sự khập khiễng giữa nền tảng về công nghệ số với nền tảng thúc đẩy nền kinh tế số. Do đó, hai nền tảng này (nền tảng cứng và nền tảng mềm) cho nền kinh tế số phải được thực hiện song hành để thúc đẩy nền kinh tế số và thúc đẩy hệ thống ngân hàng số và bộ phận thanh toán điện tử trong nền kinh tế nước ta”, ông Lộc khuyến cáo.

Theo mục tiêu của Quyết định 645/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, đến năm 2025, có tới 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử… Mục tiêu này đòi hỏi sự quyết tâm của nhiều doanh nghiệp, trong đó có các ngân hàng trong đẩy mạnh số hóa, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Về vấn đề này, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ thanh toán NHNN thừa nhận, chính sách đang đi sau sự phát triển của công nghệ.

Để thúc đẩy kinh tế số, ông Phạm Tiến Dũng cho rằng, có 2 điểm cần lưu ý với các ngân hàng. Thứ nhất, phải làm thế nào để nhanh nhất đưa những người sử dụng thông thường trở thành khách hàng của ngân hàng. Để hỗ trợ các ngân hàng, vừa qua, NHNN đã đưa ra dự thảo quy định  mở tài khoản bằng phương pháp xác nhận điện tử (eKYC). Thứ hai, các ngân hàng phải tăng trải nghiệm của khách hàng, giúp khách hàng có được thoả mãn với những sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.

f
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ thanh toán NHNN 

Dự kiến trong tháng 6 này, NHNN sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, lần đầu tiên Việt Nam sẽ có khái niệm về tiền điện tử, ngân hàng đại lý. Đây là cơ sở để các ngân hàng phát triển ngân hàng số toàn diện.

Ông Dũng cho biết, thời gian qua, lĩnh vực ngân hàng số của nhiều ngân hàng phát triển rất mạnh, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động. Đơn cử, một ngân hàng truyền thống xử lý hồ sơ tín dụng cho các doanh nghiệp mất khoảng 1 tuần, thì ngân hàng số có thể giải ngân cho doanh nghiệp chỉ sau khoảng 2 giờ bằng cách số hoá toàn bộ dữ liệu, dùng công nghệ thẩm định tín dụng.

“Thời gian qua, tốc độ tăng trưởng mobile banking ở nước ta là 200% cho thấy chúng ta đang tăng trưởng rất tốt. Trung bình mỗi ngày, coskhoangr 30-50 triệu lượt giao dịch qua hệ thống thanh toán”, ông Dũng cho biết.

Mặc dù vậy, NHNN cũng cho rằng, rào cản lớn nhất của phát triển ngân hàng số vẫn là thói quen. Do đó, vẫn cần cú hích lớn để thay đổi thói quen người dùng.  

NHNN khẳng định, về cơ bản, Việt Nam đã có khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán số, vấn đề đặt ra là phát triển những mô hình mới. Tthời gian tới, NHNN sẽ xây dựng, ban hành Chương trình Hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết 50/NQ-CP của Chính phủ; đồng thời xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng số, thanh toán số. Trong đó, có Nghị định mới về thanh toán không dùng tiền mặt, hướng dẫn về định danh, xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử (e-KYC); Thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money). 

Số hóa ngân hàng không thể tách rời fintech

Theo ông Dũng, phát triển ngân hàng số, các ngân hàng cần phải xây dựng được hệ sinh thái thông minh, đa dạng. Bên cạnh đó, trong ngân hàng số và thanh toán số không thể không nhắc tới quan hệ hợp tác giữa ngân hàng vàfintech. Hiện có tới 81% tổ chức tín dụng lựa chọn mô hình hợp tác giữa ngân hàng – fintech để cùng phát triển. 

Ngoài ra, ngân hàng cũng phải tăng cường tích hợp, kết nối hạ tầng, ứng dụng của ngành ngân hàng với các ngành, lĩnh vực dịch vụ khác để mở rộng hệ sinh thái số. 

Bên cạnh đó, để đẩy mạnh ngân hàng số, đại diện NHNN cũng đưa ra hai kiến nghị. Thứ nhất, Việt Nam đẩy nhanh hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cho phép chia sẻ, kết nối mở với các ngành dịch vụ như ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm... Thứ hai, cần xây dựng quy định về bảo vệ dữ liệu người dùng, định danh số, hoàn thiện quy định bảo mật giao dịch, an ninh thông tin.

Tán thành ý kiến này, ông Huỳnh Ngọc Huy – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cho rằng, để phát triển bền vững ngân hàng số và thanh toán điện tử, Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, đặc biệt là định danh cá nhân (ID cá nhân).

“Khi xây dựng ngân hàng số, điều quan trọng là phải có tiền điện tử và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bởi nếu không liên kết được với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thì chúng ta không định danh được. Do đó, Nhà nước cần triển khai ngay việc này bởi đây là gốc của vấn đề, qua đó chúng ta sẽ ứng dụng được rất nhiều thứ, trong đó có phát triển ngân hàng số”, ông Huy nói.

Mở tài khoản từ xa (eKYC), khách hàng chỉ được giao dịch tối đa 100 triệu đồng/tháng
Dự thảo mới nhất của NHNN cho phép ngân hàng được xây dựng quy trình, thủ tục mở tài khoản thanh toán không gặp mặt trực tiếp khách hàng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư