-
TP.HCM: Trung tâm thời trang sẽ giải quyết những thách thức của ngành dệt may -
Nông sản đạt chứng nhận OCOP vẫn khó vào hệ thống phân phối hiện đại -
Triển lãm LPG EXPO châu Á - Thái Bình Dương lần 5 sắp diễn ra tại Hà Nội -
CPI bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 3,88% -
CPI tháng 9/2024 tăng 0,29% -
Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn hơn 6.000 tỷ đồng
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam trong tháng 6 giảm 20,6% về lượng và giảm 12,5% về trị giá so với tháng trước, với 144.502 tấn, trị giá 177,3 triệu USD.
Lũy kế 6 tháng, xuất khẩu xăng dầu đạt 1,07 triệu tấn, trị giá 1,02 tỷ USD, giảm 7% về lượng và tăng 62,5% về trị giá. Campuchia vẫn là thị trường xuất khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm với 389.204 tấn, trị giá 403,7 triệu USD, chiếm 36,4% tổng lượng và 39,5% tổng trị giá xuất khẩu.
Hàn Quốc chiếm hơn 5% trong tổng lượng và tổng kim ngạch với 57.848 tấn, trị giá 55,2 triệu USD. Riêng tháng 6, khối lượng là 4.040 tấn, trị giá 4,6 triệu USD. Singapore chiếm 6,2% tổng lượng và 5,0% tổng kim ngạch với 66.693 tấn, kim ngạch 51,9 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, trong tháng 6 lượng xăng dầu các loại nhập khẩu đạt 618.000 tấn với trị giá là 812 triệu USD, giảm 19,4% về lượng và giảm 8,8% về trị giá so với tháng trước.
Tính đến hết quý II, Việt Nam đã nhập khẩu 4,81 triệu tấn xăng dầu các loại, với trị giá là hơn 5 tỷ USD, tăng 17,6% về lượng và tăng 128,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Lượng xăng dầu các loại nhập khẩu về Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 6/2022, so sánh với cùng kỳ năm 2021 |
Trong đó, lượng dầu diesel nhập về đạt 2,86 triệu tấn, tăng 8,3%, chiếm gần 60% lượng xăng dầu các loại nhập khẩu của cả nước; lượng xăng nhập về đạt 881.000 tấn, tăng 44,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 18,3% lượng xăng dầu các loại nhập khẩu của cả nước.
Nhập khẩu xăng dầu các loại vào Việt Nam trong 2 quý/2022 tăng ở thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc nhưng giảm ở thị trường Malaysia, Thái Lan và Singapore.
Cụ thể, nhập khẩu từ Hàn Quốc là 1,95 triệu tấn, tăng 104,5%; Trung Quốc là 391.000 tấn, tăng 92,3%; trong khi đó nhập khẩu từ Malaysia là 781.000 tấn, giảm 45,8%; Singapore là 636.000 tấn, giảm 15,8%; Thái Lan 580.000 tấn, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng kỷ lục là nguyên nhân dẫn đến nhập siêu xăng dầu vọt lên 4 tỷ USD chỉ trong nửa đầu năm. Thực tế, giá xăng dầu đã tăng trong cả năm ngoái do chịu tác động từ đại dịch kéo dài. Cụ thể, giá xăng dầu nhập khẩu trung bình năm 2021 vọt lên 593 USD/tấn, tăng 191 USD/tấn so với giá nhập khẩu cùng kỳ năm trước, đã kéo chi ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu lên trên 4,1 tỷ USD.
Như vậy, mới qua 6 tháng nhưng chi ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu đã vượt cả năm 2021 900 triệu USD.
-
Triển lãm LPG EXPO châu Á - Thái Bình Dương lần 5 sắp diễn ra tại Hà Nội -
Xuất khẩu đón sóng tiêu dùng cuối năm -
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc 9 tháng năm 2024 đạt gần 150 tỷ USD -
Chi tiết mức tăng giá bán lẻ điện sinh hoạt từ ngày 11/10/2024 -
Lazada khuấy động mùa mua sắm cuối năm với Lễ hội mua sắm 10.10 -
Giá xăng vừa đảo chiều tăng mạnh -
Giá xăng RON95 vọt lên 21.000 đồng/lít
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm