-
Green i-Park chung tay khắc phục hậu quả bão số 3 tại Thái Bình -
Ngành giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu - góc nhìn từ hậu quả siêu bão Yagi -
Việt Nam cần các chính sách dài hạn để phát triển kinh tế tuần hoàn -
Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng, phát triển kinh tế tập thể -
Tham gia thị trường carbon: "Cuộc chơi không thể từ chối" -
Bến Tre tăng cường bảo vệ môi trường bền vững
Tọa đàm “Nước mắm Việt - Nâng tầm ẩm thực Việt” nằm trong khuôn khổ chương trình “Festival Thu Hà Nội" và “Không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội năm 2023”. Với định hướng mục tiêu Lắng nghe - Thấu hiểu - Đồng hành - Phát triển, toạ đàm có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, diễn giả là các nhà sử học, nhà nghiên cứu ẩm thực, nhà khoa học...
Sản phẩm nước mắm Việt được trưng bày, giới thiệu bên lề toạ đàm. |
Trong hầu hết các món ăn Việt Nam, nước mắm là một gia vị chính không thể thiếu. Đỉnh cao của nước mắm chính là hồn cốt của món ăn. Có thể nói, nước mắm là loại gia vị “Quốc hồn Quốc túy” của người Việt trong mỗi bữa ăn, là niềm tự hào trong tâm thức mỗi người con đất Việt khi nhắc đến ẩm thực quê hương.
“Nhiều người nước ngoài nhìn nhận nước mắm như là một yếu tố để nhận diện Việt Nam…”
Nhà sử học Dương Trung Quốc.
Nói về giá trị lịch sử hành trình của nước mắm Việt, Nhà sử học Dương Trung Quốc, chia sẻ: “Nước mắm không chỉ là hồn cốt mà còn là nhận diện của một nền văn hoá. Hình ảnh bát nước mắm chấm chung thể hiện sự đoàn kết gắn bó trong gia đình Việt hay cộng đồng người Việt nói chung…”
Theo Nhà nghiên cứu văn hóa ẩm thực Lê Tân, Phó chủ tịch Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam thì trong ẩm thực, nước mắm là một nguyên liệu lưỡng dụng được người dân Việt Nam sử dụng trong rất nhiều hình thức như (ăn trực tiếp, qua chế biến..); gia vị, nguyên liệu… hoặc uống trực tiếp (chống lạnh, tăng cường sinh lực, cân bằng nhiệt độ cho cơ thể) đối với những người hay đi biển.
Chia sẻ tại tọa đàm, nghệ nhân Phạm Tuấn Hải, Master Chef, Giám khảo Vua đầu bếp Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Dapfood cho hay, trong gia vị dành cho mỗi món ăn, nước mắm thường đóng vai trò chính trong mỗi bữa ăn.
“Với thời đại công nghệ thông tin hiện nay, nếu có câu chuyện hay từ lịch sử, phương thức chế biến phù hợp thì nước mắm sẽ là gia vị đưa ẩm thực Việt vươn tầm thế giới.”, ông Hải bày tỏ quan điểm.
Cũng tại toạ đàm, TS. Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong việc bảo tồn, nâng tầm nước mắm Việt.
TS. Phạm Hồng Quất cho rằng, để nước mắm Việt gắn liền với ẩm thực Việt và ngày càng trở nên nổi tiếng hơn với thế giới rất cần những đại sứ trẻ là công dân Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước, là các bạn nước ngoài yêu thích món ăn Việt Nam. Họ sẽ cùng chung tay quảng bá để nước Mắm Việt, ẩm thực Việt trở thành “người bạn đồng hành” ngát hương đượm vị trong mỗi bữa ăn hàng ngày…
Có thể thấy, để phát triển bền vững ngành nước mắm, cần có tiêu chuẩn riêng nhưng bên cạnh đó cũng cần có đặc thù đối với mỗi sản phẩm của từng địa phương (yếu tố bản địa). Hơn nữa, nên xây dựng một bảo tàng nước mắm, để nhìn về câu chuyện hình thành và phát triển thứ “Quốc hồn Quốc tuý” này.
PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Việt Nam phát biểu tại toạ đàm. |
Chia sẻ thêm về dự định phát triển nước mắm Việt trong tương lai, PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Việt Nam cho biết, Hiệp hội đang phối hợp với Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam triển khai đề án xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành Thương hiệu Quốc gia. Mục tiêu nhằm đưa nước mắm, gia vị cốt lõi của các món ăn Việt lên một tầm cao mới.
Bên cạnh đó, hai hiệp hội đang chung tay xây dựng bộ hồ sơ trình Chính phủ công nhận nước mắm là Di sản phi vật thể của Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu lên kế hoạch tổ chức các lễ hội liên quan đến nước mắm để giới thiệu giá trị đỉnh cao của “dòng chảy” văn hóa ẩm thực đặc sắc này tới khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
-
Hà Nội tăng cường bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản -
Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng, phát triển kinh tế tập thể -
Tỉnh đầu tiên của Việt Nam thu được tiền nhờ giảm phát thải carbon khi trồng lúa -
Không nên chờ đến 2028 mới vận hành chính thức thị trường tín chỉ carbon Việt Nam -
Ngày Quốc tế không khí sạch vì bầu trời xanh 7/9: Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch -
Tham gia thị trường carbon: "Cuộc chơi không thể từ chối" -
Bến Tre tăng cường bảo vệ môi trường bền vững
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3