
-
Vốn Thái Lan vào Việt Nam tăng mạnh qua mua cổ phần
-
Thực hiện 7 cải cách đột phá kiểm tra chuyên ngành hàng nhập khẩu
-
Bộ Thương mại Mỹ: Việt Nam không bán phá giá lốp xe ô tô vào Mỹ
-
Shark Phú: Năm 2021 là năm tốt, cực tốt -
Việt Nam trở thành thị trường quan trọng thứ 4 của nhà đầu tư Đài Loan -
Xuất khẩu cà phê ngắm đích 6 tỷ USD vào 2030
Nhưng tại thời điểm hiện nay, nền kinh tế Việt Nam chắc chắn không chỉ cần 1 triệu doanh nghiệp.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến được ký kết tại Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu 12 (ASEM 12) diễn ra tại Brussels (Bỉ) vào cuối tuần này. Kế hoạch xem xét, thông qua Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có trong lịch làm việc của kỳ họp Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 22/10 tới.
![]() |
. |
Đương nhiên, không thể không nhắc tới những diễn biến phức tạp trong hoạt động thương mại, đầu tư toàn cầu khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa có điểm dừng.
Cũng không thể không nhắc tới các xu hướng kinh doanh mới cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, Internet... đang diễn ra ở hầu hết các châu lục.
Trong bối cảnh đó, để tận dụng tối đa cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, các xu hướng kinh doanh mới, để đón nhận được những dòng đầu tư tích cực trong dòng chuyển lớn của vốn đầu tư toàn cầu, Việt Nam cần một lực lượng doanh nghiệp nội địa thực sự có năng lực cạnh tranh, có tầm nhìn, có chiến lược.
Đội ngũ doanh nghiệp mạnh cũng sẽ là nền tảng để chuyển hóa những thách thức trong bước hội nhập sâu rộng này thành cơ hội, giảm tối đa tác động không mong muốn của cuộc chơi toàn cầu với nền kinh tế Việt Nam.
Chính cộng đồng doanh nghiệp Việt cũng đang mong sẽ ngày càng lớn mạnh.
Họ đang bàn tới các chiến lược, kế hoạch nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy khả năng tham gia được vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Họ đang tìm kiếm con đường trở thành đối tác của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng như các doanh nghiệp toàn cầu. Kế hoạch liên kết để giữ được thương hiệu ngay tại sân nhà, giữ được niềm tin của người tiêu dùng Việt cũng được các doanh nghiệp thực hiện rốt ráo... bởi đây là con đường duy nhất để doanh nghiệp tồn tại, có lợi nhuận và phát triển bền vững.
Tuy vậy, những nỗ lực nói trên của doanh nghiệp chỉ là điều kiện cần, chưa đủ tạo nên một cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thực sự mạnh.
Chính phủ cũng đã xác định rõ như vậy khi Nghị quyết 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 (Nghị quyết 35) đặt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có những doanh nghiệp quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Nghị quyết 35 còn xác định rõ mục tiêu khu vực tư nhân Việt Nam sẽ đóng góp 48 - 49% GDP, khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp 30 - 35% GDP. Năng suất lao động xã hội tăng khoảng 5%/năm. Hàng năm, khoảng 30 - 35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo.
Song để đạt mục tiêu đề ra, các cơ quan quản lý và bản thân doanh nghiệp sẽ phải giải quyết một loạt vấn đề.
Đó là cần có thêm chính sách gì để khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất bởi hàng triệu hộ kinh doanh vẫn muốn nằm lẫn trong khu vực không chính thức trong nền kinh tế?
Đó là khu vực tư nhân sẽ đóng góp trong GDP ra sao khi thời gian và chi phí lớn nhất trong hoạt động sản xuất – kinh doanh dành để tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành, tuân thủ thủ tục hành chính, tiếp đón các đoàn thanh tra, kiểm tra?...
Đó là các doanh nghiệp sẽ đổi mới, sáng tạo thế nào khi những xu hướng kinh doanh mới, công nghệ mới vẫn phải đối mặt nhiều lấn cấn, chần chừ trong tư duy quản lý nhà nước, thường theo hướng siết chặt hơn là thúc đẩy?...
Phải nhắc lại, trong hai năm liên tiếp (2016-2017), nền kinh tế Việt Nam vượt kỷ lục 100.000 doanh nghiệp thành lập mới trong một năm. Niềm tin vào những cam kết cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường chính sách của Chính phủ đã thúc đẩy tinh thần kinh doanh của người Việt, biến các ý tưởng thành doanh nghiệp, dự án kinh doanh cụ thể.
Nhưng cũng chính niềm tin này, nếu không được nuôi dưỡng bởi các hành động quyết liệt trong thực hiện, sẽ khiến người kinh doanh nhụt trí.

-
Bộ Thương mại Mỹ: Việt Nam không bán phá giá lốp xe ô tô vào Mỹ -
Cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao quan hệ thương mại với Việt Nam -
Gạo Việt chốt đơn hàng xuất khẩu sớm -
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Hướng đi đầy triển vọng tại Quảng Bình -
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam: Lo mất nguồn thu lớn -
Shark Phú: Năm 2021 là năm tốt, cực tốt
-
1 Trái phiếu doanh nghiệp: “Bom nợ” hiển hiện - Bài 1: Cỗ máy “3 không” hút tiền khủng cho doanh nghiệp
-
2 Thủ tướng đồng ý dừng đầu tư đoạn Hòa Liên - Túy Loan bằng nguồn vốn BT
-
3 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Bộ Chính trị đã cân nhắc kỹ nhân sự "đặc biệt"
-
4 [Infographic] Những nội dung quan trọng của Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
-
5 Xem xét, đề cử nhân sự 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XIII
- Xemvanmenh.net: Xem ngày hợp tuổi
- Xemvanmenh.net: Xem ngày hợp tuổi
- Thay đổi đăng ký kinh doanh
- Đào tạo forex
- Công ty thiết kế nội thất
- Đăng ký logo độc quyền
- Giá kính cường lực 8 ly
- Tin tức Viettimes.vn cập nhật tin mới nhất
-
ELLY được tôn vinh Top 100 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam 2020
-
PV GAS tài trợ 12 tỷ đồng xây dựng trường học tại Kon Tum
-
Cất nóc nhà phố vườn thuộc giai đoạn 1 dự án La Vida Residenes
-
Trải nghiệm văn hóa Polynesia nhiệt đới tại Tropicana Park
-
Van Phuc Group kỷ niệm 25 năm thành lập
-
THACO tặng hơn 17 tỷ đồng lo tết cho người nghèo