-
Ông Nguyễn Hồ Nam làm diễn giả tại Diễn đàn Tri thức thế giới 2024 -
Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp -
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam có Chủ tịch Hội đồng quản trị mới -
Ông Dương Văn Bắc được bổ nhiệm chức Phó tổng giám đốc Tập đoàn Novaland -
Doanh nhân Tạ Huy Bình, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc MINSANDO: Hành trình chinh phục các chứng chỉ xanh -
Doanh nhân Lê Lan Hương, Nhà sáng lập thương hiệu H’EMR: Gìn giữ những mảnh ghép của văn hóa Việt Nam
Doanh nhân Võ Mậu Quốc Triển |
Xin chia vui với ông, và cũng hỏi thật, có rất nhiều người cùng tham vọng như ông nhưng để thương hiệu cà phê Việt Nam có chỗ đứng trên thế giới vẫn chỉ là mơ ước. Theo ông, cái khó nằm ở đâu?
Cầm những sản phẩm đầu tiên - "đứa con" mình ấp ủ suốt nhiều năm đã được hiện thực hóa là niềm hạnh phúc không thể nói hết bằng lời. Với tôi, các sản phẩm này còn ẩn chứa ý nghĩa tinh thần rất lớn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước khởi sự cho một tham vọng lớn, bởi con đường đến đích còn rất xa với nhiều điều phải làm và mỗi người, mỗi doanh nghiệp đều cần có lộ trình cùng cách đi riêng.
Song, điều khó nhất chính là thời gian. Không ít người hỏi tôi tại sao phải ấp ủ tới... 12 năm mới ra được sản phẩm, liệu có quá muộn khi thị trường đã có nhiều người khai phá. Tôi trả lời: Có chậm, nhưng không muộn. Cách đi của tôi vẫn theo phương châm phải làm tốt từng bước một, từ việc nhỏ nhất, không vội vàng, ồn ào.
Tôi không học theo người khác, không sao chép và hiểu rõ chỉ khi kiểm soát được hướng đi thì mới có thể phát triển bền vững. Với Rita Võ, con đường hôm nay chính là bước khởi đầu của hành trình cho tương lai và con cháu tôi sẽ có trách nhiệm kế thừa.
Giả sử con cháu ông không muốn đi theo con đường đã được vạch sẵn?
Khát vọng của tôi khá lớn vì cà phê Việt Nam hiện đang đứng thứ nhì trên toàn cầu về xuất khẩu, công suất chế biến cũng lớn nhất nhưng cà phê thô chỉ bán với giá 35.000 - 40.000 đồng/kg, trong khi một ly cà phê Starbucks có giá hơn 80.000 đồng.
Đây là thiệt thòi rất lớn cho người nông dân nên tôi đang chuẩn bị những bước đi nghiêm túc để mang thương hiệu cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới. Các sản phẩm khác có thể có lỗi, nhưng cà phê là thức uống thì không được phép có lỗi, vì vậy phải đầu tư bài bản và làm theo đúng chuẩn quốc tế.
Hiện nay, ba đứa con tôi đang du học ở Mỹ và tôi luôn nói với các con: "Khát vọng cuối đời của ba là làm sao chuỗi cà phê mang thương hiệu Rita Võ sẽ có mặt tại Mỹ, Anh, Pháp và nhiều nước khác. Trước mắt, ba sẽ làm tốt tại thị trường Việt Nam để tạo nền tảng, thương hiệu uy tín, bước tiếp theo các con phải cố gắng làm thay ba".
Tuy đặt trách nhiệm và kỳ vọng vào các con, nhưng tôi không gò ép các con phải làm điều chúng không thích. Những gì tôi làm hôm nay là có ý nghĩa cho đất nước, cho cá nhân nên tôi luôn nỗ lực làm bằng tất cả sự khao khát và tâm huyết. Có thể nói tôi làm cà phê vì tâm huyết chứ không phải để kiếm tiền.
Suốt 12 năm qua, hai chữ "cà phê” như dòng máu nóng chảy trong tôi, ăn, ngủ, nghỉ, chơi... tôi đều nghĩ đến cà phê. Tôi có một người bạn thời đại học có thâm niên 20 năm trong ngành cà phê, mỗi lần gặp nhau, chúng tôi có thể ngồi với nhau từ 11 giờ trưa đến 11 giờ đêm chỉ để bàn chuyện cà phê.
Ông luôn nói trong sản phẩm cà phê còn có ý nghĩa riêng, ông có thể tiết lộ cụ thể được không?
Ngoài tham vọng đã chia sẻ, động lực để tôi tạo được cà phê rang xay mang thương hiệu Rita Võ là bạn bè, đối tác nước ngoài. CEO Tập đoàn Kohler đã nói với tôi: "Khi đến Việt Nam, tôi chỉ thích uống cà phê rang xay của ông, không uống thứ nào khác".
Lúc đó tôi nghĩ một người đàn ông trong top 40 người giàu nhất thế giới lại thích uống cà phê Việt Nam. Vậy tại sao mình không giữ bản sắc cà phê thuần Việt và phát triển theo cách của mình. Khi tôi mang cà phê ra nước ngoài pha cho bạn bè, đối tác cùng thưởng thức, tôi thấy họ nhâm nhi với vẻ rất thích thú.
Trong bốn dòng cà phê rang xay của Rita Võ là Thích thì Thích, Moka, Culi, Golden, Thích thì Thích gây tò mò nhất. Thích là tên của một người rất quan trọng trong cuộc đời tôi, rất yêu thương tôi, còn hơn cả mẹ tôi vì mẹ tôi suốt ngày phải lam lũ ngoài đồng nên người này đã thay mẹ nuôi nấng tôi, dành cho tôi từng củ khoai, quả chuối, ôm tôi vào lòng mỗi khi đi học về, vá cho tôi tấm áo và chăm sóc mỗi khi tôi đau bệnh.
Người đó chính là bà nội tôi. Bà cũng là người dạy tôi phải sống tốt, sống có đạo đức, nhân hậu và phải biết thương người. Thời trai trẻ, nhiều đêm nằm nghĩ, ước ao sớm có ngày được đền đáp công ơn lớn lao của bà, nhưng khi bà mất, tôi vẫn chỉ là một sinh viên nghèo. Đến hôm nay, tôi đã có thể thực hiện điều đó và đền đáp nhiều hơn những người đã giúp đỡ tôi những lúc khốn khó, duy có bà là tôi không thể.
Vì vậy, tôi đã lấy tên bà để đặt tên cho cà phê. Ngược lại, tên của bà cũng là động lực để tôi phải làm ra sản phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe người dùng. Tôi cũng muốn nhắc nhở con cháu luôn nhớ đến bà, noi theo bà để sống tốt, sống chuẩn mực và luôn giúp đỡ mọi người.
Liệu ông có vì cà phê mà bỏ mảng phân phối - lĩnh vực đã làm nên thương hiệu Rita Võ bấy lâu nay?
Hiện, các sản phẩm Công ty nhập khẩu và phân phối như vật liệu xây dựng, nội thất, thời trang hàng hiệu, ô tô... đều đang phát triển tốt, nhất là vật liệu xây dựng. Chỉ mới bốn tháng đầu năm nay, các mảng kinh doanh đã đạt 49% kế hoạch năm 2016, hơn nữa, các thương hiệu quốc tế này đã gắn bó độc quyền với tên tuổi của Rita Võ và chúng tôi cũng đang có quan hệ rất tốt với các đối tác, nhất là thương hiệu Kohler.
Chính vì vậy, phân phối vẫn là mảng chúng tôi tiếp tục duy trì... Tuy nhiên, trong mảng này Rita Võ chỉ là đối tác, cà phê mới là thương hiệu của Rita Võ. Vì vậy, đây sẽ là mảng chủ lực. Có thể tôi chỉ bán được vài ký cà phê ra nước ngoài, nhưng nếu nhiều người cùng làm và cũng bán được sản phẩm thì tích tiểu thành đại, giá trị cà phê thành phẩm của Việt Nam sẽ tăng lên. Giá cà phê cao hơn, người nông dân trồng cà phê cũng sẽ được hưởng lợi.
Có mâu thuẫn không khi tham vọng là đưa cà phê ra toàn cầu nhưng ông chỉ phân phối sản phẩm trong chuỗi cà phê của Rita Võ?
Người ta nói, muốn xây nhà lầu thì móng phải chắc, các tập đoàn lớn của nước ngoài phải xây dựng thương hiệu cả trăm năm thì Rita Võ cũng vậy. Có kiếm được doanh thu vài tỷ bạc cũng chẳng là gì, nếu không kiểm soát được chất lượng. Vì vậy, tôi chỉ bán cà phê trong chuỗi cửa hàng của Rita Võ để bảo toàn thương hiệu.
Thị trường cà phê đang cạnh tranh rất gay gắt, ông có thấy mệt mỏi hơn so với làm phân phối?
Sản xuất cà phê không khó, nhưng để tạo ra bản sắc riêng cho sản phẩm lại rất khó. Đây là lý do tôi phải mất 12 năm nghiên cứu, thử nghiệm gu uống của những người sành cà phê mới tạo ra được bốn dòng cà phê có sự khác biệt, từ việc chọn nguyên liệu đến kỹ thuật rang xay và bí quyết phối trộn.
Riêng nguyên liệu, chúng tôi chấp nhận mua cà phê với giá cao hơn thị trường 20% và tuyển chọn loại ngon nhất ở vùng đất có thổ nhưỡng đặc biệt như Cầu Đất (Đà Lạt) và Buôn Ma Thuột. Giống như rượu vang của Pháp, có loại rất đắt nhưng cũng có loại rất rẻ. Có nơi một ký nho bán cả trăm euro nhưng cũng có vùng một ký nho chỉ giá vài chục euro.
Thị trường đang có rất nhiều người làm cà phê nhưng tôi không thấy mệt vì đang được làm điều mình thích. Và để làm tốt nhất những gì đang làm, tôi không nghĩ mình phải cạnh tranh với ai, mà luôn nghĩ phải cạnh tranh với chính mình. Mỗi ngày tôi uống hai ly cà phê, vậy nên cứ làm tốt sản phẩm và có trách nhiệm với mình trước. Mong muốn của tôi lúc này là khách hàng hãy nói về sản phẩm của chúng tôi một cách trung thực nhất và đó là cách hỗ trợ để chúng tôi phát triển hơn nữa.
Và hình như còn nhiều áp lực khác nữa...
Hiện nay, cơ chế hành chính đang làm cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhụt chí. Không ít doanh nghiệp chỉ muốn ở thế thủ hoặc cho rằng làm đến đó đủ rồi, không dám đi xa vì sợ rủi ro. Như mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các cơ quan hành chính phải cắt bỏ đến 3.500 giấy phép con, mới thấy vì sao doanh nghiệp luôn bị làm khó.
Ông từng nói, một thương hiệu thành công hay không là do tính cách của người lãnh đạo...
Bằng trải nghiệm thực tế, tôi nghiệm ra, ngoài yếu tố chất lượng sản phẩm thì tính cách của người lãnh đạo vô cùng quan trọng. Đến bây giờ tôi hoàn toàn tự hào với các con là thương hiệu Rita Võ đã được khẳng định và hành trình xây dựng nó không đơn giản. Mười năm trầy trật tôi mới đăng ký được bảo hộ nhãn hiệu và để thương hiệu được xã hội chấp nhận thì rất cần uy tín của người đứng đầu.
Trong kinh doanh, tôi được xem là người thẳng tính, trung thực, làm ăn đàng hoàng, dám chịu trách nhiệm, chính vì thế mà khách hàng tin tưởng. Hiện nay, rất ít doanh nghiệp từ phía Nam ra Hà Nội kinh doanh thành công nhưng Rita Võ đã thành công. Thị trường Hà Nội có rất nhiều hàng giả nhưng khi khách hàng bước vào cửa hàng của Rita Võ thì hoàn toàn tin tưởng xuất xứ của sản phẩm, không có chuyện ghi xuất xứ từ Mỹ nhưng lại là hàng Trung Quốc...
Thành công khi mang rất nhiều thương hiệu cao cấp thuộc nhiều lĩnh vực vào Việt Nam, từ đồ nội thất, vật liệu xây dựng đến thời trang như Tombolini, Gaudi, Le Perla, Natuzzi, Kohler..., ông thích được gọi là "vua hàng hiệu" hay ông chủ cà phê Rita Võ?
Cà phê là niềm tự hào của tôi và tôi thích gắn tên mình với cà phê.
Ông tự hào có nhiều cộng sự giỏi. Bí quyết chiêu mộ người tài của ông là gì?
May mắn lớn nhất là tôi có một đội ngũ gắn bó, có năng lực. Từ Bắc đến Nam tôi đều có người có thể "đóng thế” một cách xuất sắc.
Ngay cả khi làm cà phê tôi cũng tìm được người có kinh nghiệm cùng làm. Nhiệm vụ của tôi là đưa ra yêu cầu về sản phẩm và "truyền lửa". Dĩ nhiên, tôi không có khả năng thu hút họ bằng tiền. Tôi chỉ "tặng" họ cả tấm lòng, sự tin cậy và tạo điều kiện tối đa.
Như trường hợp phó tổng giám đốc ngoài Hà Nội, khi chưa làm được việc, tôi cho cô ấy thời gian và cơ hội để chứng tỏ bản thân. Khi cô ấy đạt kết quả tốt, tôi đã đáp ứng nguyện vọng là tài trợ cho con cô đi học nước ngoài 4 năm. Tôi vẫn bỏ tiền túi cho nhiều nhân viên đi học và bù lại, họ cũng đã chứng minh được hiệu quả.
Cảm ơn ông về buổi trò chuyện cởi mở.
-
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam có Chủ tịch Hội đồng quản trị mới -
Ông Dương Văn Bắc được bổ nhiệm chức Phó tổng giám đốc Tập đoàn Novaland -
Doanh nhân Tạ Huy Bình, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc MINSANDO: Hành trình chinh phục các chứng chỉ xanh -
Doanh nhân Nguyễn Ngọc Huyền, Chủ tịch HĐQT Mia Group: Nâng cấp với nông nghiệp bền vững -
Doanh nhân Lê Lan Hương, Nhà sáng lập thương hiệu H’EMR: Gìn giữ những mảnh ghép của văn hóa Việt Nam -
[Megastory] "Giàng A Hiếu" - Người đánh thức "xứ sở hạnh phúc Suối Giàng" và khát khao đưa trà Việt lên đỉnh thế giới -
[Emagazine] CEO HVN Travel Trương Minh Tuấn: "Không chọn lợi nhuận cao nhất, tôi chọn tuyệt vời nhất"
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi