-
TS. Lê Minh Phiếu, Sáng lập viên của LMP: Sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới -
Doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn trong năm 2025 -
Nhựa Tiền Phong bổ nhiệm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2025 - 2029 -
Đỗ Quý Sự, Nhà sáng lập, CEO FiveSS: Tiên phong phát triển sàn thương mại điện tử cho ngành xây dựng -
CEO Dutycast Nguyễn Lê Hoa: Sử dụng giải pháp công nghệ để chinh phục thị trường xuất khẩu -
TS. Ngô Phẩm Trân: Việt Nam có cơ hội vàng trở thành điểm đến của ngành bán dẫn
Ông Chung Diệu Tuấn, CEO Công ty cổ phần Đầu tư CME Solar |
1.
CME Solar không còn là tên tuổi xa lạ trên thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam trong vài năm gần đây, dù mới góp mặt được 5 năm. “Bắt kịp xu hướng đầu tư năng lượng xanh, tạo dựng một nền tảng chuẩn mực, tham gia thị trường còn nhiều dư địa phát triển tại Việt Nam là lý do để CME Solar làm được nhiều việc”, ông Chung Diệu Tuấn chia sẻ.
CME Solar là lối rẽ đầu tiên ở tuổi ngoài 30 của Chung Diệu Tuấn để thực hiện ước mơ của riêng mình. Trước đó, ông có gần chục năm gắn bó với lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhưng trong vai trò làm thuê ở Vietnam Oman Investment (VOI), từng tham gia thực hiện một số dự án điện gió, điện mặt trời tại Bình Thuận, Vĩnh Long…
Khi câu chuyện về giá FIT (giá điện ưu đãi của Nhà nước dành cho các nhà đầu tư điện gió và điện mặt trời) rộ lên vào những năm 2017-2018, ông Tuấn tự nhủ, “trend năng lượng tái tạo” đã về đến Việt Nam. Vì vậy, tháng 7/2018, ông quyết định chia tay quỹ ngoại, lập CME Solar với sự chung tay của một số cộng sự.
“CME Solar được lập nên từ con số 0, nhưng với 15 năm kinh nghiệm làm về đầu tư, trong đó có khoảng thời gian dài làm ở VOI, tôi đã lũy cho mình ‘vốn liếng’ nhất định về năng lượng xanh, nên không bỡ ngỡ trong thị trường còn rất mới mẻ tại Việt Nam này”, ông Tuấn kể về sự ra đời của CME Solar 5 năm trước.
Đến nay, “tay mới” CME Solar đã ghi dấu với việc đầu tư thành công 200 MWp điện mặt trời áp mái. Danh mục khách hàng trong nước và quốc tế đang tiếp tục được nối dài.
Thời điểm CME Solar ra đời cũng là lúc thị trường chứng kiến một làn sóng đầu tư điện gió, điện mặt trời để hưởng chính sách ưu đãi. Có cảm giác nhà nhà đầu tư năng lượng tái tạo, người người nghiên cứu về điện gió, điện mặt trời.
Nhưng, CME Solar không đặt nhiều kỳ vọng vào “phao cứu trợ” này. Ông Tuấn lập luận, Nhà nước có ưu đãi cũng chỉ có thời hạn để tạo nền tảng, không thể kéo dài mãi. Nếu doanh nghiệp chỉ chạy theo chính sách thì rất rủi ro, về dài hạn phải dựa vào cung - cầu theo quy luật của thị trường.
Với quan điểm đó, CME Solar chủ động đi theo chiến lược đã vạch sẵn, tập trung đầu tư lớn vào khối sản xuất, dịch vụ, hướng đến khách hàng doanh nghiệp đang cần chuyển đổi năng lượng để phục vụ. Đến nay, nhiều doanh nghiệp lớn như Hwaseung Vina (HSV - Hàn Quốc), Trung tâm R&D Adidas và Saint Gobain, May Sông Hồng… đều lựa chọn sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái do CME Solar thiết kế, vận hành.
Đối với CME Solar, năm 2019-2020 là giai đoạn bản lề để tạo được nền tảng, từ xây dựng đội ngũ, quy trình kỹ thuật. Thực tế, không ít doanh nghiệp đã trở tay không kịp khi các chính sách ưu đãi hết hiệu lực sau năm 2020, còn CEO của CME Solar khá bình thản khi nhắc tới thời điểm này.
2.
Cuối năm 2021, CME Solar tạo nên một hiệu ứng mạnh khi đạt được thỏa thuận với Quỹ responsAbility Investments AG (Thụy Sỹ) và ký kết giao dịch tài trợ vốn vay để hợp tác phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam. Gói tài trợ này nhằm hỗ trợ CME Solar thúc đẩy phát triển điện xanh, sạch cho phân khúc công nghiệp và thương mại tại Việt Nam. Với khoản vốn rót từ đối tác, CME Solar có kế hoạch mở rộng một số dự án quan trọng cho phép khách hàng tiêu thụ trực tiếp năng lượng xanh thông qua mô hình kinh doanh “Đầu tư không chi phí”.
Trước đó, CME Solar cũng tạo tiếng vang lớn khi trúng thầu dự án lắp đặt điện mặt trời áp mái tại Sân bay Tân Sơn Nhất. “Vào được một dự án lớn tại sân bay thì không hề đơn giản, phải tuân thủ cao độ mọi yêu cầu từ Cục Hàng không Việt Nam về an toàn bay, an ninh…, nhưng cuối cùng, CME Solar đã làm được”, CEO Chung Diệu Tuấn tự hào.
CME Solar đã mất 4 tháng để theo đuổi dự án này. Dù quy mô của dự án không quá lớn, nhưng Ban lãnh đạo Công ty xác định phải thắng, thậm chí chấp nhận không có lãi. Nhờ kinh nghiệm lâu năm làm cho quỹ ngoại, ông Tuấn đã liên hệ để thuê một đơn vị tư vấn của Mỹ hỗ trợ CME Solar trong quá trình xây dựng hồ sơ đấu thầu dự án, đồng thời thuê một đơn vị tư vấn độc lập về năng lượng có tiếng tại Thụy Điển để đánh giá lại toàn bộ dự án.
Đến thời điểm này, đây là dự án đang có hiệu quả vận hành tốt nhất của CME Solar. “Chúng tôi được rất nhiều khi có mặt trong dự án này, tên tuổi CME Solar trong lĩnh vực năng lượng tái tạo định vị ở vị trí mới”, CEO Chung Diệu Tuấn kể.
Đam mê và có duyên với năng lượng xanh, nhưng ông Tuấn từng rơi vào hoàn cảnh lo thắt ruột cho sự tồn tại hay tụt lùi của CME Solar. “Khó nhất là giai đoạn cao điểm của dịch Covid-19 tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, làm hoạt động của doanh nghiệp gần như tê liệt”, ông Tuấn kể.
Từ giữa năm 2020, tình hình kinh doanh và tiếp cận khách hàng của CME Solar đã chậm lại. Cao điểm là quý III/2021, lãnh đạo Công ty đã phải đưa ra các phương án không mong muốn, đó là khuyến khích nhân sự nghỉ hết ngày phép, nghỉ không lương và phương án xấu nhất là phải cắt giảm nhân sự.
“May mắn là chúng tôi mới chỉ dùng đến phương án 1. CME Solar đã tranh thủ ‘điều quân’ ra miền Bắc tiếp cận khách hàng. Hiệu ứng thị trường rất tốt. Sau đó, dịch bệnh giảm dần và miền Nam trở lại bình thường mới. Công ty đồng thời triển khai được các dự án cũ và mới”, ông Tuấn chia sẻ.
Cuối năm 2022, CME Solar đã trúng thầu một dự án ở nước ngoài, trong khi loạt dự án trong nước vẫn đang nối tiếp nhau, buộc đội ngũ nhân lực của CME Solar chạy tối đa để kịp hoàn thành “deadline”.
“CME Solar mở Văn phòng đại diện tại Campuchia vào đầu năm 2022 và may mắn là với tên tuổi đã ít nhiều được định vị trên thị trường, cùng đội ngũ lành nghề, chỉ sau hơn nửa năm, chúng tôi đã có dự án và đang triển khai. CME Solar đang đàm phán tiếp dự án tại một thị trường mới trong khu vực và nếu không có gì thay đổi, cũng triển khai ngay trong nửa đầu năm 2023”, CEO Chung Diệu Tuấn khoe.
Ông Tuấn và các cộng sự tại CME Solar đặt mục tiêu tạo dựng tên tuổi có sức hút tại thị trường nội địa, đồng thời thử sức tại thị trường khu vực xem khả năng mình đến đâu. CME Solar cũng đặt ra cột mốc phát triển 300 MWp vào cuối năm 2023 và nâng lên 500 MWp vào 2025.
Tất nhiên, mục tiêu 500 MWp là không dễ dàng, để đạt được đòi hỏi nhiều yếu tố: con người phải mở rộng, đối tác chiến lược phải tăng theo, đội ngũ tiếp cận khách hàng cũng tăng lên, nhưng ông Tuấn tin tưởng sẽ chạm tay tới cột mốc đầy thách thức này.
3.
CME Solar đang là cái tên hot trên thị trường năng lượng tái tạo sau khi được Quỹ responsAbility Investments AG tài trợ vốn, một số quỹ đầu tư khác cũng ngỏ lời. Nghe kể, Quỹ responsAbility Investments AG đã “chấm điểm” CME Solar đầy khắt khe trước khi quyết định đầu tư. Nhưng đó là nền tảng để các đối tác sau này đến với Công ty thuận lợi hơn. Cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn đang mở ra với CME Solar và CEO Chung Diệu Tuấn.
Với ông Tuấn, những ngày Xuân Quý Mão này là khoảng thời gian ý nghĩa nhất từ khi khởi nghiệp. CME Solar đã gặp hái được những “trái ngọt”, có quỹ đầu tư ngoại “chống lưng”, được khách hàng tin tưởng, hoạt động kinh doanh được mở rộng ra phạm vi ngoài lãnh thổ Việt Nam.
CEO của CME Solar dành trọn Tết này để nghỉ ngơi với gia đình nhỏ và hai bên nội - ngoại, đưa vợ con về quê ngoại Đồng Tháp. “Thời gian nghỉ Tết sẽ giúp tôi ‘nạp pin’ để chạy đà cho năm 2023 vô cùng bận rộn”, ông Tuấn lên kế hoạch.
Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về năng lượng tái tạo thay đổi nhiều không, thưa ông?
Thay đổi rất nhiều. Thời điểm đầu, chúng tôi tiếp cận khách hàng cực kỳ khó khăn, để chốt được một dự án có thể mất nửa năm đến hơn. Nhưng giờ đây, thời gian đó rút ngắn xuống một nửa, khách hàng hiểu hơn về điện mặt trời áp mái, nhiều khách tự tìm đến chúng tôi.
CME Solar đang ở đâu trên thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam?
Trước năm 2021, CME Solar chưa được biết tới nhiều, nhưng từ khi thắng thầu một số dự án lớn và được các quỹ ngoại “chọn mặt gửi vàng” thì được nhắc đến nhiều hơn. 5 năm chưa dài, nhưng tôi tự tin nói rằng, CME Solar đang có vị trí đáng kể để các khách hàng, đối tác tin tưởng lựa chọn.
Có một điều rất vui, CME Solar đang nằm trong nhóm “người chơi chính” trên thị trường năng lượng tái tạo, có khả năng dẫn dắt. Mừng hơn là trong các doanh nghiệp đó, CME Solar là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất, còn lại đều là doanh nghiệp ngoại.
Vậy mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của ông là gì?
Khi bắt đầu có tên tuổi, áp lực sẽ càng nhiều. Ở giai đoạn tới, chúng tôi sẽ đặt ra những mục tiêu lớn. Đây là lúc vừa phải giữ được giá trị cốt lõi, vừa mở rộng diện bao phủ, không chỉ trong nước mà tiến ra quốc tế.
-
Đỗ Quý Sự, Nhà sáng lập, CEO FiveSS: Tiên phong phát triển sàn thương mại điện tử cho ngành xây dựng -
CEO Dutycast Nguyễn Lê Hoa: Sử dụng giải pháp công nghệ để chinh phục thị trường xuất khẩu -
TS. Ngô Phẩm Trân: Việt Nam có cơ hội vàng trở thành điểm đến của ngành bán dẫn -
Những doanh nhân cựu chiến binh ở Thái Bình -
Doanh nhân Đỗ Thị Thanh Hà: “Hãy làm điều tốt nhất vào ngày hôm nay” -
Anh hùng LLVT, doanh nhân Phan Văn Quý: Làm kinh tế cũng như trong quân sự, chọn thời cơ là vô cùng quan trọng -
Nhà sáng lập cần có cả sức lực và trí lực
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững