
-
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD
-
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học
-
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ
-
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025
-
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất -
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội
Sáng nay, BIDV đã trình cổ đông thông qua phương án thành lập Công ty tài chính tiêu dùng. Như vậy, sau VietinBank, BIDV cũng thành lập công ty tài chính tiêu dùng sau khi sáp nhập một ngân hàng nhỏ.
Theo lý giải của BIDV, việc thành lập công ty tài chính tiêu dùng là nhằm gia tăng thị phần bán lẻ, phục vụ toàn diện các nhóm khách hàng, đa dạng hóa kinh doanh nhờ đó nâng cao thu nhập của ngân hàng.
![]() |
Việc thành lập công ty tài chính tiêu dùng cũng nhằm tách phân khúc khách hàng theo rủi ro, trong đó phân khúc tín dụng với mức độ rủi ro cao sẽ được tách bạch với hoạt động Ngân hàng thương mại để quản trị rủi ro tốt hơn.
HĐQT đã đề xuất 3 phương án hình thành công ty tài chính tiêu dùng, bao gồm:
Phương án 1: Mua lại công ty tài chính đang hoạt động trên thị trường, thực hiện tái cấu trúc để chuyển đổi thành công ty tài chính tiêu dùng BIDV. Ban lãnh đạo BIDV ưu tiên phương án này.
Bởi lẽ sẽ rút ngắn được thời gian xin cấp phép. Đồng thời, tận dụng nền tảng và các nguồn lực hiện có của công ty tài chính.
Phương án 2: Chuyển đổi hoạt động công ty cho thuê tài chính hiện có của BIDV thành công ty tài chính tiêu dùng BIDV.
Ưu điểm của phương án này là phù hợp với kế hoạch tái cơ cấu hoạt động các đơn vị thành viên của BIDV. Và BIDV cũng chủ động kiểm soát ảnh hưởng của việc huyển đổi đến hoạt động ngân hàng…
Phương án 3: Thành lập công ty tài chính tiêu dùng BIDV. Phương án này sẽ dược thực hiện nếu trong trường hợp không thực hiện được 2 phương án nêu trên.
Về phương án sáp nhập MHB, HĐQT BDIV khẳng định, MHB là ngân hàng có nhiều điểm mạnh.Cụ thể, sau 17 năm hoạt động, tổng tài sản của MHB tăng hơn 110 lần so với ngày đầu thành lập; chất lượng tài sản được đảm bảo, nằm trong top 10 ngân hàng có mạng lưới lớn nhất Việt Nam (gồm 44 chi nhánh, 185 phòng giao dịch tại 35 tỉnh/thành phố trong cả nước, đặc biệt là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long). Dư nợ tín dụng dành cho ĐBSCL của MHB chiếm 50% dư nợ toàn hệ thống.
Vì vậy, việc sáp nhập MHB vào BIDV không chỉ giúp BIDV mở rộng mạng lưới, nền khách hàng mà còn tăng cường năng lực của BIDV trong mảng nông nghiệp nông thôn, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của BIDV trở thành định chế tài chính Việt Nam vững mạnh, có chất lượng hoạt động, quản trị rủi ro theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập với các ngân hàng trong khu vực và thế giới.
Một số chỉ tiêu chủ yếu của BIDV năm 2015: Nguồn vốn huy động tăng trưởng 16,5%; Dư nợ tín dụng tăng trưởng 16%; Lợi nhuận trước thuế: 7.500 tỷ đồng; Tỷ lệ nợ xấu: <3%, phấn đấu ≤2,5%; Tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng tài sản (ROA): 0,85%; Tỷ lệ chi trả cổ tức trên 9%.

-
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất -
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội -
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn -
FWD ra mắt sản phẩm mới với tổng quyền lợi bảo vệ có thể lên đến 400% -
Khối ngoại trở lại mua ròng, thị trường chứng khoán được kỳ vọng khởi sắc -
Cuộc chơi bắt buộc phải chiến thắng của MB và cách chinh phục 30 triệu khách hàng số -
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower