-
Quốc Cường Gia Lai: Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại -
Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024 -
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch -
May Sông Hồng sắp tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền -
SAM Holdings bất ngờ thay Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
Toàn cảnh Đại hội đồng cổ đông thương niên năm 2024 của VIMC |
Sáng nay (16/4), VIMC đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đây cũng là doanh nghiệp trong nhóm giao thông đầu tiên do Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.
Uu tiên cho cổ đông hiện hữu
Một trong những nội dung đáng chú ý nhất tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của VIMC là các cổ đông đã thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ của VIMC thông qua phát hành cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước tại VIMC xuống 65% vốn điều lệ.
Mục tiêu phát hành cổ phiếu tăng vốn lần này có xét ưu tiên cho cổ đông hiện hữu, phát hành cho các đối tác chuyên về vận tải container để hợp tác phát triển loại hình vận tải hàng hoá đặc thù này.
Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc VIMC, theo Chiến lược phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2035; Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư 5 năm giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt, Tổng công ty đang và sẽ triển khai đầu tư đồng bộ các dự án đầu tư phát triển trong cả 3 lĩnh vực kinh doanh chính: hệ thống cảng biển nước sâu tại các khu vực Lạch Huyện, Liên Chiểu, Cần Giờ, …; đầu tư phát triển đội tàu container và các cơ sở hạ tầng logistics với tổng mức đầu tư khoảng 43.196 tỷ đồng, trong đó, dự kiến giá trị giải ngân giai đoạn 2021-2025 khoảng 31.796 tỷ đồng, vốn tự có khoảng 12.246 tỷ đồng.
Trong khi đó, tài sản hiện tại của VIMC chủ yếu tập trung ở tài sản cố định (đội tàu) và các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
“Vì vậy, việc tăng vốn điều lệ của VIMC là cần thiết để đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển của VIMC nhằm tận dụng cơ hội về nguồn lực để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh (đầu tư phát triển cảng cho tàu trọng tải lớn, đầu tư phát triển đội tàu, đầu tư tăng vốn tại các công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, …), phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của VIMC”, ông Tĩnh cho biết.
Được biết, theo phương án cổ phần hóa của Công ty mẹ - VIMC đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 20/6/2018, vốn điều lệ của Công ty mẹ - VIMC là 14.046 tỉ đồng, trong đó, cổ đông Nhà nước nắm giữ 65% vốn điều lệ nhưng do việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược không thực hiện được và tỷ lệ bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng thấp nên vốn điều lệ hiện tại của VIMC chỉ là 12.005,8 tỉ đồng, tỉ lệ sở hữu Nhà nước tại VIMC là 99,469% vốn điều lệ.
Cũng tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, các cổ đông của VIMC đã thông qua tờ trình của HĐQT về việc cập nhật Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021 – 2025 của VICM, trong đó có chủ trương đầu tư góp vốn thành lập công ty liên doanh giữa VIMC và Công ty Aries Energy Corporation (Hy Lạp). Công ty liên doanh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá, kho bãi, logistics này dự kiến có số vốn điều lệ 200.000 USD, trong đó VIMC góp 102.000 USD, tương đương 51% vốn điều lệ và Aries Energy Corporation góp 98.000 USD, tương đương 49% vốn điều lệ.
Tại Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021 – 2025 của VICM vừa được cập nhật VIMC sẽ đầu tư một loạt các dự án xây dựng các ICD/depot tại các khu vực kinh tế trọng điểm như: Trung tâm logistics, cảng thuỷ nội địa Ninh Giang trị giá 1.394 tỷ đồng; góp vốn đầu tư thực hiện Dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ trị giá 15.077 tỷ đồng (VIMC dự kiến góp 30%); thành lập liên danh thực hiện Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng logistics tại Bắc Ninh trị giá 22,1 triệu USD…
Nhiều thách thức lớn
Liên quan đến Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 vừa được cổ đông thông qua, VIMC đặt mục tiêu đạt sản lượng vận tải biển 15,9 triệu tấn (76% so với năm 2023); sản lượng hàng thông qua cảng 123,6 triệu tấn (108% so với năm 2023); doanh thu hợp nhất đạt 13.447 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 2.736 tỷ đồng.
VIMC cho biết, sản lượng năm 2024 của hầu hết các đơn vị đều dự kiến giảm do thị trường vận tải biển năm 2024 vẫn còn rất khó khăn như các nhận định thị trường đã nêu, ngoài ra các đơn vị có kế hoạch thanh lý các tàu già, khai thác kém hiệu quả, tình trạng kỹ thuật kém.
Đối với Công ty mẹ - VIMC phấn đấu đạt sản lượng vận tải biển 3,8 triệu tấn, giảm 32% tương đương giảm 1,8 triệu tấn so với thực hiện năm 2023 (nguyên nhân do ảnh hưởng từ sự khó khăn của thị trường vận tải biển và do dự kiến bán, thanh lý tàu); tổng doanh thu đạt 2.415 tỷ đồng, tăng 348 tỷ đồng tương đương 17% so với thực hiện năm 2023; lợi nhuận trước thuế đạt 935 tỷ đồng, tăng 578 tỷ đồng so với thực hiện năm 2023, gấp 2,62 lần so với thực hiện năm 2023.
Theo nhận định VIMC, trong năm 2024, dự báo tình hình quốc tế, trong nước, thị trường vận tải biển tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Cụ thể, chiến tranh tiếp tục căng thẳng, leo thang tại nhiều khu vực kéo theo nhiều hệ lụy, sức tiêu dùng chưa có dấu hiệu phục hồi gây ảnh hưởng tới nhu cầu vận tải hàng hóa trong năm 2024. Các yếu tố như hạn hán tại kênh đào Panama; những cuộc tấn công lên các tàu thuyền thương mại liên tục leo thang ở khu vực biển Đỏ, kênh đào Suez gây ảnh hưởng đến hoạt động của các hãng tàu và có thể dẫn tới tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong khi đó, dự kiến nguồn cung tàu sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024 khi các hãng tàu bắt đầu nhận bàn giao tàu mới sau 2 năm chờ đóng. Ngược lại, năm 2024, dự báo chỉ có số lượng thấp tàu được đem đi phá dỡ.
Những yếu tố trên sẽ khiến hoạt động kinh doanh của các hãng tàu suy giảm nghiêm trọng. Các hãng tàu phải cắt giảm mạnh chi phí hoạt động (hãng tàu Cosco đã cắt giảm 37% chi phí hoạt động so với năm 2022) dẫn tới nhiều khó khăn trong quá trình đàm phán giá dịch vụ giữa các cảng và hãng tàu.
Tại thị trường Việt Nam, xu hướng tăng size tàu đặc biệt đối với size tàu đi châu Âu (cỡ tàu lớn nhất lên tới hơn 24.000 TEU) có thể dẫn tới việc mất đi cơ hội đối với các cảng của VIMC như SSIT, CMIT, SP-PSA, lợi thế hoàn toàn thuộc về Gemalink.
Riêng đối với VIMC còn phải đối mặt những thách thức lớn do đội tàu già (tuổi tàu trung bình là 20 tuổi), tính năng kỹ thuật kém, không đồng bộ, quy mô đội tàu ngày càng thu hẹp do quá trình tái cơ cấu cũng như do vướng mắc trong quy định về thủ tục đầu tư nên nhiều năm nay các doanh nghiệp của VIMC chưa đầu tư phát triển được đội tàu.
Khối cảng biển VIMC chịu áp lực ngày càng gay gắt từ khối tư nhân cũng như sự ra đời của nhiều cảng mới tại tất cả các khu vực có lợi thế hơn vị trí cảng của VIMC.
Phương tiện thiết bị của nhiều đơn vị dịch vụ hàng hải còn hạn chế nên phải thuê ngoài nhiều, làm tăng chi phí. Vị trí kho bãi không thuận lợi, cách xa trung tâm khai thác cảng, cơ chế chính sách đối với khách hàng còn thiếu linh hoạt, không còn ưu thế cạnh tranh.
-
Lợi nhuận Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau có thể tăng mạnh nếu áp thuế GTGT 5% -
Cổ phiếu Thép Nam Kim lao dốc do lo ngại xuất khẩu gặp khó -
Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024 -
Thép Pomina tiếp tục lỗ trong quý III/2024 khi kinh doanh dưới giá vốn -
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn sắp chi 450 tỷ đồng tạm ứng cổ tức cho cổ đông -
Khải Hoàn Land chi 60 tỷ đồng mua lại trước hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử