-
Ngoại giao Việt Nam với những chuyển động mạnh mẽ -
Ninh Thuận cắt giảm 30% thời gian giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư -
Rốt ráo lo nhân lực cho điện hạt nhân -
Khánh Hòa nêu các nhiệm vụ trọng tâm để phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá -
TP. Thái Bình chào năm mới 2025 với sức sống mới -
Ninh Thuận xác định tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân là thời cơ, động lực phát triển
Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI nhiệm kỳ 2020- 2025, ảnh 2. |
Đại hội có chủ đề “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, khát vọng phát triển, xây dựng đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, dân chủ, đổi mới, sáng tạo; giữ vững quốc phòng an ninh; khai thác tốt lợi thế và tiềm năng, tạo động lực mới để đến năm 2025 kinh tế An Giang thuộc nhóm đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đạt mức trung bình cả nước”.
Tham dự Đại hội có 350 đại biểu chính thức, trong đó có 44 đại biểu là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2015 - 2020; 306 đại biểu được bầu từ đại hội của 16 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy cùng với đại biểu khách mời là các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các bộ; ban; ngành Trung ương; cán bộ lão thành cách mạng; Mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động; các đồng chí nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy các khóa.
Phát biểu khai mạc Đại hội, bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang (nhiệm kỳ 2015 – 2020) cho biết, nhiệm kỳ qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang đã tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Đại hội. Kinh tế tăng trưởng qua từng năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; kết cấu hạ tầng đô thị và diện mạo nông thôn phát triển khá đồng bộ. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được cải thiện. Quốc phòng - an ninh được giữ vững. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng của đội ngũ đảng viên được nâng lên. Hoạt động của hệ thống chính trị ngày càng hiệu lực, hiệu quả, tạo được sự đồng thuận, tin cậy trong cán bộ và nhân dân.
Theo bà Võ Thị Ánh Xuân, Đại hội Đảng bộ Tỉnh là dịp để Đảng bộ nhìn lại quá trình phấn đấu ở nhiệm kỳ qua, xác định vị trí của Đảng bộ và địa phương trong tiến trình phát triển chung của Đảng, của đất nước. Rút ra những kinh nghiệm quý báu trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị. Từ đó, đề ra mục tiêu cao hơn, giải pháp cụ thể hơn, hành động quyết liệt hơn cho sự phát triển của nhiệm kỳ tiếp theo. Mong rằng, mỗi đại biểu tham dự Đại hội sẽ phát huy trí tuệ, trách nhiệm cao nhất, đại diện cho toàn thể đảng viên của Tỉnh đóng góp để ban hành Nghị quyết Đại hội sát đúng, thể hiện được ý chí của Đảng bộ và nguyện vọng của nhân dân”.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng: “Báo cáo Chính trị của Đại hội đã xác định mục tiêu tổng quát phấn đấu đến năm 2025, kinh tế của An Giang thuộc nhóm đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đạt mức trung bình cả nước; đến năm 2030 đạt trên mức trung bình cả nước. Mục tiêu này thể hiện quyết tâm cao của Đảng bộ với khát vọng về một An Giang phát triển giàu mạnh trong tương lai. Tôi đồng tình và tin tưởng Đảng bộ, nhân dân An Giang sẽ phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu mà Đại hội đề ra”.
Ông Võ Văn Thưởng đã nêu một số nội dung có tính chất gợi mở để Đại hội cùng thảo luận sâu sắc hơn. Thứ nhất, An Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế, cơ hội để phát triển...Với mục tiêu đã đặt ra, trên cơ sở phân tích những cơ hội, thách thức, đánh giá đúng điều kiện cụ thể của địa phương trong tổng thể định hướng phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, An Giang cần khai thác mạnh mẽ lợi thế so sánh của tỉnh, xác định rõ ngành, lĩnh vực trọng tâm để tăng cường hợp tác, liên kết phát triển với các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long, với TP. Hồ Chí Minh và các địa phương khác trong cả nước; triển khai Đề án liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên trên cơ sở phát huy thế mạnh đặc thù của mỗi địa phương để cùng phát triển. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng cơ chế, chính sách, huy động các nguồn lực thực hiện hiệu quả, tránh dàn trải.
Thứ hai, An Giang khẳng định nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế; dịch vụ, du lịch và công nghiệp là động lực cho phát triển. Do vậy, tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tập trung phát triển nông nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, an toàn sinh học và an toàn thực phẩm, có chất lượng và hiệu quả cao, phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích phát triển các loại hình trang trại, kinh tế hợp tác, tổ hợp nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao, hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các nhóm nông sản chủ lực của Tỉnh, như lúa, cá, cây ăn quả, chăn nuôi. Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ tái cơ cấu gắn với khuyến khích đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp. Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao...
Là địa phương có nhiều di tích văn hóa, lịch sử, cảnh quan phong phú, An Giang cần tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng cường xúc tiến, mời gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du dịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, những hoạt động văn hóa, giải trí… nhằm phục vụ và giữ chân du khách; chú trọng phát triển các loại hình du lịch gắn với đặc trưng văn hóa truyền thống vùng, miền. Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh địa phương và con người An Giang với nhiều hình thức phù hợp; tăng cường liên kết vùng, hợp tác trong và ngoài nước nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh du lịch của Tỉnh.
Thứ ba, An Giang là tỉnh có dân số đông nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh đông dân thứ 8 trong cả nước, do đó, tỉnh phải quan tâm thực hiện tốt mục tiêu phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân...
“Để An Giang thực hiện đạt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, Tôi đề nghị các ban, bộ, ngành Trung ương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất Trung ương ban hành cơ chế, chính sách, hỗ trợ nguồn lực, cũng như thường xuyên tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để An Giang phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới”, ông Thưởng nói.
Theo báo cáo của Tỉnh ủy An Giang về kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế- xã hội chủ yếu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X nhiệm kỳ 2015 – 2020, có 08/15 chỉ tiêu đạt và vượt (chiếm 57,14% so với tổng số chỉ tiêu). Kinh tế tăng trưởng qua từng năm phù hợp với nguồn lực địa phương. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 05 năm ước đạt 5,25% (giai đoạn 2011 - 2015 đạt 5,07%). Quy mô nền kinh tế tăng khá, năm 2020 đạt 89.362 tỷ đồng, đứng thứ 5/13 tỉnh, thành trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần khu vực nông nghiệp và tăng khu vực thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng. Đến năm 2020, khu vực I chiếm 32,86%, khu vực II chiếm 14,4%, khu vực III chiếm 49,09%. GRDP bình quân đầu người được cải thiện rõ nét, đến năm 2020 đạt 46,8 triệu đồng/người, tương đương 1.910 USD (tăng 16 triệu đồng so năm 2015). Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đến năm 2020 giảm còn 1,93%, giảm bình quân 1,5%/năm.
-
Phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 -
Khánh Hòa nêu các nhiệm vụ trọng tâm để phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá -
TP. Thái Bình chào năm mới 2025 với sức sống mới -
Ninh Thuận xác định tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân là thời cơ, động lực phát triển -
Ninh Thuận đặt ra 18 mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2025 -
“Bệ phóng thể chế" để Hà Nội bứt phá -
Nông sản phá kỷ lục xuất khẩu, tạo đà tăng trưởng cho năm 2025
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững