Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
PAN Food JSC cung ứng gạo đóng gói cao cấp
Thế Hoàng - 12/11/2015 17:43
 
Thị trường gạo chưa bao giờ phong phú về nguồn cung và đa dạng về chủng loại như hiện nay, với sự tham gia kinh doanh, cung ứng của nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, phân khúc sản phẩm gạo chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, từ lựa chọn giống, canh tác đến đóng gói, đưa tới tay người tiêu dùng thì tới nay chưa có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia. Trong số ít doanh nghiệp đó có Công ty cổ phần Thực phẩm PAN (PAN Food JSC, thuộc Tập đoàn PAN) - một trong những doanh nghiệp đi đầu về đầu tư, kinh doanh mảng gạo đóng gói cao cấp cho thị trường.

Gạo Ban Mai - lời hứa cho chất lượng gạo Việt

Trước nhu cầu về tiêu dùng gạo sạch, chất lượng cao và sau nỗ lực nhiều năm nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng và phát triển sản phẩm, tháng 10/2015, PAN Food JSC đã chính thức tham gia cung ứng gạo đóng gói cao cấp cho thị trường nội địa dưới thương hiệu Ban Mai.

Để có được một sản phẩm ngon, sạch, thuần khiết tới tay người tiêu dùng, gạo Ban Mai trải qua quy trình hoàn toàn khép kín từ nghiên cứu lựa chọn giống lúa đến quy trình gieo trồng, canh tác bài bản theo tiêu chuẩn sạch quốc tế, được chế biến và đóng gói đảm bảo an toàn trong nhà máy hiện đại hàng đầu tại Việt Nam.

Việt Nam mỗi năm sản xuất 22 - 22,5 triệu tấn gạo
Việt Nam mỗi năm sản xuất 22 - 22,5 triệu tấn gạo

Điều làm nên sự khác biệt của thương hiệu gạo Ban Mai là hàm lượng protein trong gạo cao, hạt gạo không chứa chất gluten, không chất bảo quản, chất tạo màu và hương liệu, bảo đảm chất lượng gạo sạch và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Hoàng Trọng Hiếu, Giám đốc ngành hàng gạo Công ty cổ phần Thực phẩm PAN chia sẻ: “Tại PAN Food, chúng tôi dành sự quan tâm và tâm huyết trong toàn bộ quy trình sản xuất gạo Ban Mai, từ khâu lựa chọn ra những hạt thóc tốt nhất cho tới khâu đóng gói bao bì để bảo đảm và duy trì sự thuần khiết, tươi mới của hạt gạo. Ban Mai chính là niềm tin, là lời hứa chúng tôi trao gửi tới mỗi bữa cơm ngon, sạch của gia đình Việt”.

Được biết, nền tảng để xây dựng thương hiệu gạo Ban Mai chính là định hướng xuyên suốt của lãnh đạo Công ty cổ phần Thực phẩm PAN, mang đến cho người tiêu dùng Việt những bữa ăn ngon, sạch và thuần khiết với phương châm “từ trang trại đến bàn ăn”.

Được thành lập từ cuối năm 2014, với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng và có vốn sở hữu các công ty con có thế mạnh trong ngành nông nghiệp và thủy sản như BBC, ABT, LAF, PAN Food JSC đã có được sự hậu thuẫn không nhỏ cho sự khởi đầu của chuỗi ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm chế biến đóng gói.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giai đoạn 2010 - 2015, bình quân mỗi năm cả nước sản xuất được 22 – 22,5 triệu tấn gạo, trong đó gạo dành cho xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn, gạo tự tiêu dùng (làm giống và chăn nuôi) khoảng 11,5 triệu tấn, tiêu thụ qua phân phối lưu thông cho người tiêu dùng cuối cùng khoảng 3,5 triệu tấn.

Thế nhưng, hiện chỉ có 5% lượng gạo tiêu thụ và phân phối cho người tiêu dùng là có thương hiệu, chủ yếu được tiêu thụ trong siêu thị và các của hàng chuyên bán gạo. Còn lại, gạo không có thương hiệu (gạo xá) chiếm 95%, được phân phối qua các cửa hàng tạp hóa, sạp chợ, hàng xáo.

Gạo xá thường có giá rẻ, nhưng chất lượng gạo, nguồn gốc và độ thuần sạch thường không được bảo đảm. Chính vậy, sự xuất hiện của các thương hiệu gạo đóng gói, được cung cấp bởi các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm quy mô, bài bản… đang là lựa chọn mới cho một bộ phận người tiêu dùng.

Gạo đóng gói - niềm tin tương lai cho an toàn thực phẩm

Theo tính toán của PAN Food JSC, giá trị ngành gạo đóng gói khoảng 160 triệu USD và dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng 26%/năm trong giai đoạn 2012 - 2020.

Tuy vậy, đến thời điểm này, gạo đóng gói mới chỉ chiếm 2% thị trường gạo và khoảng 5% trong mức tiêu thụ gạo của khu vực thành thị, nên đang có một khoảng trống thị trường rộng lớn cho các nhà cung cấp tham gia phân khúc này.

Theo các nghiên cứu về tăng trưởng dân số và thu nhập, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam sẽ tăng từ mức 1.960 USD hiện nay, lên 3.000 USD vào năm 2020, với tầng lớp trung lưu tăng gấp 3 lần. Cùng với đó, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn tới vấn đề an toàn sức khỏe, nên tạo tiềm năng phát triển vô cùng lớn cho ngành gạo đóng gói.

Mặc dù tham gia phân khúc thị trường gạo đóng gói cao cấp chưa lâu, nhưng với quan điểm kinh doanh lâu dài, bền vững, PAN Food JSC cho biết, thời gian tới, Công ty sẽ nghiên cứu và đầu tư bài bản hơn nữa cho mảng kinh doanh tiềm năng này.

“Hiện gạo cao cấp Ban Mai được phân phối chủ yếu tại khu vực Hà Nội, một số tỉnh phía Bắc và TP.HCM. Sắp tới, Ban Mai sẽ phân phối diện rộng trên thị trường miền Bắc và các tỉnh trọng điểm khu vực phía Nam để gia tăng diện bao phủ”, đại diện của PAN Food JSC cho hay.

Xuất khẩu gạo cả năm có thể đạt 6,5 triệu tấn
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA): Lũy kế từ đầu năm đến ngày 20/10, xuất khẩu gạo đạt 4,481 triệu tấn, trị giá FOB 1,862 tỷ USD, trị...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư