
-
Thép SMC muốn phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu để trả nợ
-
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan
-
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng
-
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu
-
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên -
Tổng lỗ của chuỗi nhà thuốc An Khang đã vượt 1.033,5 tỷ đồng
PAN Group lên kế hoạch tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường vào ngày 10/1/2022 nhằm thông qua phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn, miễn nhiệm thành viên HĐQT và một số nội dung khác liên quan.
Đại hội này sẽ thay thế cho Thông báo về việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản do công ty này ban hành vào ngày 18/11 vừa qua.
Ngoài ra, PAN Group vừa công bố phương án mua lại khoảng 32.250 cổ phiếu ESOP được phát hành năm 2018 và năm 2019 từ những người lao động đã nghỉ việc làm cổ phiếu quỹ.
Nguồn vốn tự có của công ty này sẽ dùng để mua lại lượng cổ phiếu quỹ nói trên theo phương thức thoả thuận trong thời gian dự kiến vào quý IV năm nay hoặc quý I/2022.
Theo danh sách do PAN Group cập nhật, 32.250 cổ phiếu ESOP thuộc về 10 cá nhân bao gồm 7 cựu nhân viên Bibica từng giữ vị trí trưởng phòng, giám đốc sản phẩm, quản đốc phân xưởng,…
![]() |
Danh sách 10 cựu cán bộ công nhân viên thuộc diện thu hồi cổ phiếu ESOP do PAN Group sắp thực hiện. |
Gần đây, công ty này đưa ra kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 4.522 tỷ đồng thông qua phương án phát hành tối đa 235,8 triệu cổ phần.
Theo đó, cơ cấu phát hành gồm tối đa 86,54 triệu cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu (theo tỷ lệ 5:2); gần 108,18 triệu cổ phần cháo bán thêm cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1 với giá 15.000 đồng/cổ phần và tối đa 41,1 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ.
Với tối đa 41,1 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ, giá sẽ không thấp hơn 90% bình quân giá đóng cửa 10 phiên liền trước ngày HĐQT quyết định phê duyệt phương án phát hành chi tiết và trong mọi trường hợp không thấp hơn giá trị sổ sách của cổ phần theo báo cáo tài chính quý gần nhất.
![]() |
Diễn biến giá cổ phiếu PAN từ đầu năm đến nay (Nguồn: TV). |
Có 6 phương án sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành lần này gồm tăng tỷ lệ sở hữu tại các công ty thành, thực hiện M&A các công ty mới, đầu tư ngắn và trung hạn vào các sản phẩm đầu tư, góp vốn/tăng vốn cho các công ty thành viên, hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các công ty thành viên và tái cơ cấu khoản vay, bổ sung vốn lưu động.
Trong 1 tháng qua, giá cổ phiếu PAN tăng khoảng 38,5%, từ mức 30.000 đồng/cổ phiếu hôm 25/10 lên 41.550 đồng/cổ phiếu.

-
Không còn dự án gối đầu, Vạn Phát Hưng bắt đầu hụt hơi -
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan -
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng -
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu -
Phát hành cổ phiếu đơn vị sở hữu chuỗi Bách Hoá Xanh cho lãnh đạo chủ chốt -
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên -
Long Sơn PIC biến động nhân sự cấp cao trước thềm Đại hội năm 2025
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới