
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng
-
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp
Mục tiêu lớn
Trở thành công ty cổ phần với sự tham gia của cổ đông nước ngoài đến từ Nhật Bản dường như là đòn bẩy cho Petrolimex có một tầm nhìn rộng lớn hơn.
Điều này đã được thể hiện trong định hướng đầu tư phát triển cho giai đoạn 2018-2023 của Petrolimex, khi doanh nghiệp này và đối tác chiến lược JXTG Nippon Oil & Energy (Nhật Bản) đang xem xét việc góp một phần tài sản của nhà máy lọc dầu đang hoạt động tại Nhật Bản của JXTG vào Petrolimex.
![]() |
Petrolimex cần 39.200 tỷ đồng để đầu tư trong 3 năm tới. |
Góp vốn bằng nhà máy lọc dầu rất có thể là phương án thay thế cho việc JXTG sẽ cùng Petrolimex tiến hành đầu tư Nhà máy Lọc dầu Nam Vân Phong tại Khánh Hòa - một trong những điều kiện tiên quyết để JXTG đặt chân vào thị trường bán lẻ xăng dầu của Việt Nam, vốn không mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài khi Việt Nam tham gia WTO.
Hiện tại, ngoài JXTG, chỉ còn Công ty Idenmitsu Q8 - liên doanh giữa Idemitsu Kosan (Nhật Bản) và Kuwai Petroleum Europe B.V (Kuwait) cũng chính là hai nhà đầu tư lớn tại Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn là được tham gia vào thị trường bán lẻ xăng dầu Việt Nam.
Trước đó, vào tháng 12/2017, Petrolimex đã có báo cáo tới Chính phủ kết quả thực hiện Báo cáo nghiên cứu chung và các đề xuất ưu đãi đầu tư cho Dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong, có quy mô từ 200.000 đến 300.000 thùng dầu/ngày.
Tuy nhiên, chính Petrolimex cũng thừa nhận, trong điều kiện hiện nay, các nhà máy lọc dầu mới rất khó có thể triển khai do thiếu các ưu đãi mà Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã được hưởng trước đây.
Đại diện Petrolimex cũng cho hay, dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cả nước khoảng 30 triệu tấn/năm vào những năm cuối giai đoạn 2018-2023, các nhà máy hiện tại (có tính cả mở rộng) sẽ không cung ứng đủ cho nhu cầu cả nước và của Petrolimex. Bởi vậy, Petrolimex vẫn phải kết hợp từ cả nguồn trong nước lẫn nhập khẩu để đảm bảo chủ động về nguồn. Như vậy, nếu sở hữu tới 50% một nhà máy lọc dầu ở Nhật Bản sẽ là đối trọng với các nguồn nhập khẩu khác khi Petrolimex tìm kiếm nguồn cung đầu vào. Ở kế hoạch này, nguồn vốn đầu tư của Petrolimex cần là 11.500 tỷ đồng.
Không chỉ dừng lại ở việc đầu tư nhà máy lọc dầu, Petrolimex cũng đang mở rộng tầm hoạt động của mình trong lĩnh vực năng lượng, ngoài việc bán xăng dầu.
Lĩnh vực được Petrolimex nhắm tới hiện nay là khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cung cấp cho nhà máy điện và các hộ tiêu thụ khác.
Đây vốn là một lợi thế của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Tuy nhiên, hoạt động đầu tư của PVN đang gặp những khó khăn nhất định. Bởi vậy, sự xuất hiện của Petrolimex khi Nhà nước vẫn đang chiếm hơn 51% vốn vào lĩnh vực cung cấp nguồn khí nhiên liệu được xem là đột phá.
Dự án kho cảng LNG Tân Phước (Tiền Giang) cho Trung tâm Điện lực Tân Phước gồm 4 nhà máy tuabin khí có quy mô từ 1.000 - 1.500 MW/nhà máy và Kho LNG trung chuyển tại Kho ngoại quan xăng dầu Vân Phong của Petrolimex có tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 16.500 tỷ đồng.
Thoái vốn để tăng vốn điều lệ
Ở thời điểm hiện tại, Petrolimex có vốn điều lệ là 12.938 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước chiếm 75,87%; đối tác JXTG đến từ Nhật Bản nắm 8% và phần còn lại là cổ phiếu quỹ cùng vốn góp của các cổ đông thiểu số.
Theo tính toán của Petrolimex, với nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển trong 3 năm tới cần khoảng 39.200 tỷ đồng, trong đó, phần đầu tư cho phát triển là 34.100 tỷ đồng, việc tăng vốn điều lệ được cho là có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
Theo hướng này, Petrolimex dự kiến sẽ phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên đạt 16.772 tỷ đồng. Sau bước phát hành này, phần nắm giữ của Nhà nước sẽ giảm xuống còn 58,5% vốn điều lệ. Tiếp đó, sẽ bán 7,5% vốn điều lệ mới để tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước xuống còn 51%. Chỉ tính riêng phần bán 7,5% vốn điều lệ mới này, Nhà nước có thể thu về khoảng 7.500 tỷ đồng.

-
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên -
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort