![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/thuyvinh/2025/02/12/ngan-hang-lai-lo-ra-sao-trong-kinh-doanh-ngoai-hoi1739329536.jpg)
-
Ngân hàng lãi, lỗ ra sao trong kinh doanh ngoại hối
-
Tỷ giá tại các ngân hàng tăng "kịch trần", vàng miếng SJC rơi sâu từ đỉnh
-
Tiền gửi dân cư đạt kỷ lục mới, vượt 7 triệu tỷ đồng; tín dụng tháng 1/2025 tăng khả quan
-
Thủ tướng: Luật hóa Nghị quyết 42, sửa quy định cho big 4 tăng vốn, có gói tín dụng nhà ở xã hội cho người trẻ
-
Sức ép bơm tín dụng ra nền kinh tế, Agribank kiến nghị được bổ sung vốn tối thiểu 10.000 tỷ đồng/năm -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lấy ngân hàng làm đòn bẩy để tạo xung lực mới trong phát triển
Thưa ông, nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh từ khi áp dụng quy định phân loại nợ mới. Điều này có đáng ngại cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng?
Báo cáo của các ngân hàng thương mại cho thấy, nợ xấu có xu hướng tăng nhanh kể từ tháng 6/2014 khi chính thức áp dụng Thông tư 09/2014/TT-NHNN. Theo quy định phân loại nợ mới, nếu một doanh nghiệp vay ở 3 ngân hàng, nhưng một trong 3 khoản vay đó trở thành nợ xấu, thì cả 3 ngân hàng đều phải trích dự phòng rủi ro.
![]() | ||
TS. Trần Du Lịch, đại biểu Quốc hội, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia |
Nợ xấu vẫn là “cục máu đông” làm nghẽn dòng tín dụng. Nếu nợ xấu vẫn trong phạm vi kiểm soát, thì không đáng ngại, nhưng điều quan trọng là, phải làm thế nào để kiểm soát được tốc độ nợ xấu phát sinh chậm hơn tốc độ xử lý nợ xấu của các ngân hàng.
Các ngân hàng đang ra sức xử lý nợ xấu bằng cách thu hồi tiền mặt, phát mãi tài sản, trích dự phòng rủi ro và đẩy mạnh bán nợ xấu cho VAMC. Nhưng ngoài trích dự phòng, 3 giải pháp còn lại vẫn khó khăn. Trong đó, việc bán nợ xấu cho VAMC cũng chỉ mới làm sạch được bản cân đối kế toán, còn nợ xấu chưa xử lý được tận gốc.
Ngân hàng thừa vốn không thể cho vay trong khi hầu hết doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn. Theo ông, có vấn đề gì nổi lên trong mối quan hệ này?
Tôi rất chia sẻ với doanh nghiệp trong tiếp cận vốn, song nếu tất cả doanh nghiệp đều dựa vào hệ thống ngân hàng để được hỗ trợ vốn, thì không ổn.
Trên thế giới, thường có các định chế tài chính khác, chẳng hạn như các quỹ bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với Việt Nam, hiện chủ yếu nguồn vốn là từ ngân hàng thương mại, còn các định chế tài chính vi mô cũng có, nhưng do thị trường còn phát triển lệch lạc, nên chưa hỗ trợ được nhiều cho doanh nghiệp.
Nhưng cái khó của doanh nghiệp hiện nay là cạn tài sản đảm bảo thế chấp khi vay…
Thông thường, khi cho vay, ngân hàng phải có sự giám sát dòng vốn để kiểm soát được rủi ro. Vì thế, trước khi vay, các ngân hàng sẽ có 3 câu hỏi lớn là doanh nghiệp vay vốn để làm gì, trả nợ bằng cách nào và khi nào có thể trả… Đặc biệt, hiện tại, ngân hàng rất dè dặt trong việc đẩy vốn cho vay, nên khó có thể đẩy mạnh vốn cho doanh nghiệp, dù tín dụng khó tăng. Muốn vay được vốn, doanh nghiệp phải cùng ngân hàng kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên, cái khó hiện nay xuất phát từ nguyên nhân khách quan. Đó là khi sức mua của thị trường giảm, doanh nghiệp không bán được hàng, khiến nợ xấu gia tăng.
Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu, doanh nghiệp tốt chưa có nhu cầu vay, trong khi đó ngân hàng ngại cho doanh nghiệp nhỏ vay vốn, liệu tín dụng có đạt mục tiêu, thưa ông?
9 tháng đầu năm, tín dụng toàn ngành tăng 7%. Như vậy, 3 tháng còn lại của năm, dư nợ tín dụng phải tăng 5-7% thì mới đạt mục tiêu 12-14%. Thực tế cho thấy, để tăng trưởng được 1% tín dụng, phải đưa lượng vốn khoảng 12.000 tỷ đồng ra thị trường.
Như vậy, nếu GDP không tăng trưởng, thì tín dụng tăng nhanh cũng chưa hẳn tốt, bởi nếu tín dụng đạt mục tiêu, thì từ nay đến cuối năm, nguồn vốn mà ngành ngân hàng phải đưa ra thị trường lên tới 100.000 tỷ đồng. Đây là con số rất lớn, trong khi đó, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, doanh nghiệp tốt chưa có nhu cầu vốn vay, khiến dòng chảy của tín dụng càng tắc nghẽn, kéo theo việc giải quyết nợ xấu thêm khó khăn.
Vậy cần thêm giải pháp gì để khơi thông vốn, giải quyết nợ xấu?
Cần thêm cơ chế và trao quyền cho VAMC bán nợ, thì mới có điều kiện mua thêm nợ xấu của các ngân hàng. Nếu tập hợp được đồng bộ các giải pháp: kích tổng cầu kinh tế, giảm lãi suất cho những đối tượng doanh nghiệp có dự án kinh doanh tốt; ngân hàng tiếp tục hy sinh lợi nhuận để tăng trích dự phòng rủi ro; giảm thủ tục hành chính để có thể xử lý được phát mãi tài sản; hình thành thị trường mua - bán nợ, thì tiến độ xử lý nợ xấu sẽ được đẩy mạnh. Từ đó, khơi thông được dòng chảy tín dụng.
Xử lý nợ xấu phụ thuộc nhiều vào thị trường mua - bán () Để có thể giải quyết triệt để cục máu đông nợ xấu, cần hình thành thị trường mua - bán nợ và trao quyền cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trong việc bán tài sản đảm bảo. |
Xử lý nợ xấu: Góc nhìn thực tế () Mục tiêu của tái cấu trúc ngân hàng là lành mạnh hóa hệ thống và xử lý nợ xấu. Việc xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng hiện là giải quyết hậu quả của quá trình nền kinh tế tăng trưởng nóng trong giai đoạn 2007-2009. |
Không nên kỳ vọng sớm xử lý được nợ xấu () Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Lê Anh Tuấn, Kinh tế gia trưởng, Giám đốc Khối nghiên cứu Dragon Capital nhận định, để xử lý được nợ xấu đòi hỏi phải có thời gian, không nên kỳ vọng sớm. |
Thùy Vinh
-
Tỷ giá tại các ngân hàng tăng "kịch trần", vàng miếng SJC rơi sâu từ đỉnh
-
Tiền gửi dân cư đạt kỷ lục mới, vượt 7 triệu tỷ đồng; tín dụng tháng 1/2025 tăng khả quan
-
Thủ tướng: Luật hóa Nghị quyết 42, sửa quy định cho big 4 tăng vốn, có gói tín dụng nhà ở xã hội cho người trẻ
-
Sức ép bơm tín dụng ra nền kinh tế, Agribank kiến nghị được bổ sung vốn tối thiểu 10.000 tỷ đồng/năm
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lấy ngân hàng làm đòn bẩy để tạo xung lực mới trong phát triển -
Vàng tiến sát ngưỡng 3.000 USD/ounce -
Vàng miếng SJC vọt lên 92,8 triệu đồng/lượng, nỗi lo thương chiến đẩy vàng thế giới leo cao -
Tín dụng kỳ vọng vào bất động sản và đại dự án đầu tư công -
Thủ tướng làm việc với các ngân hàng, bàn giải pháp bơm 2,5 - 3 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế -
Lãi suất cho người trẻ vay mua căn nhà đầu tiên chỉ nên 6-7%/năm -
Các yếu tố tác động giá vàng trong tuần này
-
EVNGENCO1 đã đảm bảo sản xuất điện an toàn, ổn định trước, trong và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
VietinBank triển khai loạt ưu đãi với Gói sản phẩm kiều hối
-
Petrolimex Aviation kickoff dự án ISCC
-
Acecook Happiness Concert - Hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạc
-
Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
-
BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh