-
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải tăng tốc, bứt phá trong năm 2025 -
Hãng bay Việt Nam đầu tiên sử dụng nhiên liệu “xanh” trên các chuyến bay từ châu Âu -
Các sản phẩm điện - điện tử phải tái chế từ 1/1/2025 -
Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ cho nông sản Việt -
Khánh Hòa mở rộng mô hình thí điểm nuôi biển công nghệ cao với quy mô 30 ha -
Bình Định: Doanh nghiệp đề xuất thực hiện dự án hydrogen xanh tại huyện Phù Mỹ
Kế hoạch nêu rõ, Thành phố phấn đấu đến năm 2025, mức thu nhập bình quân đầu người vùng dân tộc thiểu số và miền núi tăng 20%/năm; cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố; giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào.
Đến nay 2025, 100% hộ nghèo và các đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi theo quy định được đáp ứng nhu cầu vay vốn để nâng cao chất lượng cuộc sống, tổ chức sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Tỷ lệ thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu “Làng văn hóa” hằng năm đạt trên 65%. Tỷ lệ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hóa” hằng năm đạt 86-88%. Phấn đấu có 40% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao…
Mục tiêu đến năm 2030, mức sống và thu nhập của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngang bằng với nhân dân các xã vùng ngoại thành Hà Nội; cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố; giữ vững tỷ lệ 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 60% đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu…
Về tầm nhìn đến năm 2045, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố đạt từ 2/3 trở lên so với bình quân chung thu nhập của người dân thành phố Hà Nội. Phấn đấu cơ bản không còn hộ nghèo; người dân được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản. Các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bảo đảm cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân.
Để hoàn thành các mục tiêu trên, kế hoạch xác định 7 nhiệm vụ đột phá, 9 nhiệm vụ chủ yếu và 4 nhóm giải pháp. Trong đó, quán triệt nghiêm túc và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền và nhân dân trong thực hiện công tác dân tộc; hiểu rõ vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng như các chính sách dân tộc nhất quán của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở đó nhận thức đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và chủ động thực hiện hiệu quả Chiến lược công tác dân tộc trong tình hình mới...
Cùng với đó, xây dựng cơ chế chính sách, giải pháp ưu tiên nguồn lực để thực hiện các mục tiêu Chiến lược công tác dân tộc đề ra. Trọng tâm trước mắt là bố trí đủ kinh phí để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu trong Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030.
-
Khánh Hòa mở rộng mô hình thí điểm nuôi biển công nghệ cao với quy mô 30 ha -
Bảo vệ môi trường ở TP.HCM: Những khó khăn cần giải quyết -
Cộng đồng Sáng tạo mở xã hội: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững -
Herbalife Việt Nam mở rộng chương trình giúp cải thiện dinh dưỡng cho người có hoàn cảnh khó khăn -
Bình Định: Doanh nghiệp đề xuất thực hiện dự án hydrogen xanh tại huyện Phù Mỹ -
"Cặp đôi" giống khoai tây mới đem lại lợi nhuận khủng cho nông dân Hà Nội -
Thách thức trong quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững