-
Thách thức lớn khi đẩy mạnh đầu tư phát triển xanh -
Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng 2024: Vinh danh sáng kiến vì tương lai bền vững -
Vingroup và Vinachem hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh -
Đồng Tháp công bố Đề án Bảo tồn phát triển sếu đầu đỏ -
Lan tỏa những điều tử tế, Coteccons tiếp tục “xây” Tết cho hơn 18.500 công nhân cả nước -
Đến năm 2030, Hà Nội sẽ xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn
Chiều 23/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội về công tác phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc với Đoàn đại biểu huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số luôn là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, lực lượng nòng cốt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo,... |
Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội cho biết, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức đồng lòng của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội Thủ đô 9 tháng đầu năm nay đã đạt kết quả tích cực ở nhiều ngành, lĩnh vực.
GRDP của Thành phố ước tăng 9,69%, thu ngân sách nhà nước tăng 13,7%, an sinh xã hội được đảm bảo…
Đóng góp vào kết quả chung đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội các cấp, các tổ chức thành viên của Thành phố đã chủ động xây dựng và triển khai kịp thời kế hoạch công tác năm gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương; lựa chọn, triển khai các nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, chủ động trong thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh, đạt nhiều kết quả nổi bật.
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội cho biết, Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước, tập trung nhiều di sản văn hóa, lịch sử nhất cả nước, với dân số toàn Thành phố trên 8 triệu người, khoảng 108.000 người dân tộc thiểu số thuộc 50/53 thành phần dân tộc sinh sống đan xen cùng người Kinh ở 30/30 quận, huyện, thị xã, chiếm 1,3% dân số toàn Thành phố, trong đó: Dân tộc Mường chiếm 57,71%, dân tộc Tày 17,81%, dân tộc Thái 6,61%, dân tộc Nùng 5,85%, dân tộc Dao 4,32%...
Đồng bào dân tộc thiểu số sống quần cư thành thôn, bản thuộc 14 xã của 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ, với tổng diện tích tự nhiên trên 30 ngàn ha (chiếm 10% diện tích toàn Thànhphố), dân số trên 55.000 người, chiếm 51% người dân tộc thiểu số toàn Thành phố Hà Nội.
Những năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn Thủ đô đã đoàn kết, phấn đấu khắc phục khó khăn và đạt được kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng – an ninh, góp phần ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của Thủ đô.
100% xã vùng dân tộc, miền núi đạt chuẩn nông thôn mới (thuộc xã khu vực I); Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa được triển khai hiệu quả, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân; công tác giáo dục luôn được quan tâm; giữ vững 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số đến cuối năm 2021 là 0,53%.
Hội nghị đã tiếp nối, nâng tầm và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác tốt đẹp của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội. |
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các xã vùng dân tộc thiểu số được duy trì ổn định, đồng bào tin tưởng, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương, do đó tình hình kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt nhiều kết quả tích cực.
Có thể nói, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Thủ đô luôn là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, lực lượng nòng cốt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần và xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư.
Đây cũng là nhân tố tích cực trong vận động người dân ở thôn, làng và động viên con cháu trong gia đình tham gia phát triển kinh tế, yên tâm lao động sản xuất, đảm bảo ổn định đời sống.
Phát biểu tại hội nghị, ông Hà Văn Thuận, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lâm Hà, Trưởng đoàn đại biểu huyện Lâm Hà thông tin, huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) có diện tích tự nhiên hơn 93.000ha, dân số gần 150.000 người với trên 30 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn 14 xã, 2 thị trấn.
Qua 35 năm xây dựng, phát triển (28/10/1987 - 28/10/2022) và 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm của huyện khá ổn định.
Cung theo ông Thuận, thu nhập bình quân năm 2020 của huyện Lâm Hà đạt trên 52 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,68%; chất lượng y tế, giáo dục được đảm bảo. 100% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và là huyện thứ 5 của tỉnh Lâm Đồng được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020…
Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội về công tác phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc với Đoàn đại biểu huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng có ý nghĩa tiếp nối, nâng tầm và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác tốt đẹp của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội.
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Kim Dung bày tỏ hy vọng buổi làm việc sẽ giúp hai bên trao đổi, làm rõ thêm những thành tích, kết quả, những hạn chế, tồn tại và chia sẻ những kinh nghiệm quý trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ở từng địa phương, qua đó tăng cường, bồi đắp và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác cùng phát triển trong thời gian tới.
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định số 257/KH-UBND về việc phê duyệt kế hoạch triển khai dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số và miền núi” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của thủ đô Hà Nội.
Đối tượng thụ hưởng của dự án là phụ nữ và trẻ em gái tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của thủ đô Hà Nội, ưu tiên phụ nữ và trẻ em gái là người dân tộc thiểu số trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, di cư lao động không an toàn/lấy chồng nước ngoài trở về, người khuyết tật.
Địa bàn thực hiện dự án tại 14 xã thuộc 5 huyện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của thủ đô Hà Nội gồm: xã Khánh Thượng, xã Minh Quang, xã Ba Vì, xã Ba Trại, xã Tản Lĩnh, xã Vân Hòa, xã Yên Bài (huyện Ba Vì); xã Yên Trung, xã Yên Bình, xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất);
xã Phú Mãn, xã Đông Xuân (huyện Quốc Oai); xã Trần Phú (huyện Chương Mỹ); xã An Phú (huyện Mỹ Đức).
Theo quyết định này, UBND Thành phố Hà Nội chi gần 9,5 tỷ đồng thực hiện dự án.
Cụ thể, Thành phố Hà Nội chi 3,1 tỷ đồng cho Ban Dân tộc Thành phố Hà Nội chủ trì triển khai thực hiện đề án Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019 - 2025.
Chi 1,2 tỷ đồng cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội chủ trì triển khai thực hiện đề án Tuyên truyền nâng cao nhận thức bình đẳng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ người dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025.
Chi 3,3 tỷ đồng cho UBND huyện Ba Vì triển khai xây dựng nhà tạm lánh, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng tại 7 xã miền núi.
Chi 1,4 tỷ đồng cho UBND huyện Ba Vì triển khai đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ nữ vùng dân tộc thiểu số.
Chi 500 triệu đồng cho UBND huyện Mỹ Đức tổ chức dạy nghề cho phụ nữ.
-
Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng 2024: Vinh danh sáng kiến vì tương lai bền vững -
Nông thôn mới tiếp tục là động lực phát triển kinh tế - xã hội -
Cần ít nhất 300 tỷ USD mỗi năm để ứng phó với tình trạng nóng lên toàn cầu -
Vingroup và Vinachem hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh -
Đồng Tháp công bố Đề án Bảo tồn phát triển sếu đầu đỏ -
Thúc đẩy chuyển đổi công nghệ làm mát bền vững và tiết kiệm năng lượng -
Lan tỏa những điều tử tế, Coteccons tiếp tục “xây” Tết cho hơn 18.500 công nhân cả nước
- Eaton Park giành 2 chiến thắng tại Giải thưởng Bất động sản châu Á 2024
- Vietcombank dẫn đầu toàn diện danh sách bình chọn nhà tuyển dụng được ưa thích và nơi làm việc tốt nhất năm 2024
- "Xây Tết" của Coteccons được vinh danh giải thưởng Ý tưởng vì cộng đồng tại Human Act Prize 2024
- DXMD VietNam phân phối độc quyền khu căn hộ Stown Gateway
- VTC Academy ra mắt không gian học tập mới: Bước chuyển mình trong đào tạo nhân lực ngành công nghệ cao
- Bất động sản tại khu vực nào của Bình Định sẽ “tăng nhiệt” năm 2025?