-
Kon Tum công bố Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen -
Khánh Hòa liên tục bùng nổ du lịch nhờ hạ tầng cao tốc thuận tiện -
Du lịch Lào Cai ưu đãi tất cả các dịch vụ ưu đãi đến 50% -
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch -
Quảng Ninh khẳng định vị trí trung tâm du lịch quốc tế -
Bình Định tiên phong đề xuất thí điểm taxi bay phục vụ hoạt động du lịch
Nhiều Lợi ích
Các số liệu dự báo cho thấy, thị trường du lịch MICE toàn cầu sẽ tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2023 - 2027. Tốc độ tăng trưởng của du lịch MICE tại châu Á những năm tới sẽ vượt qua nhiều khu vực trên thế giới, tạo áp lực cạnh tranh lớn đối với các quốc gia truyền thống như Mỹ, châu Âu.
Với cảnh quan thiên nhiên đa dạng và hạ tầng du lịch đang dần hoàn thiện, Việt Nam đã và đang trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du lịch MICE. Trong chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030, Chính phủ đã xác định, MICE là một trong 4 loại hình du lịch trọng điểm. Các địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc đã trở thành trung tâm của loại hình du lịch này.
Chia sẻ tại diễn đàn “Việt Nam - Điểm đến của du lịch MICE”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho biết, du lịch MICE tại Việt Nam đã có bước tăng trưởng đặc biệt trong năm 2023 và 2024. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 12,7 triệu lượt, trong đó, khách du lịch MICE chiếm tỷ lệ không nhỏ. Doanh thu từ du lịch MICE cũng tăng mạnh, đạt mức tăng trưởng 35% so với năm 2023.
Theo ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, du lịch MICE giúp tạo ra nguồn doanh thu lớn từ việc cung cấp các dịch vụ cao cấp cho các đoàn khách đông đảo, qua đó lan tỏa lợi ích kinh tế đến các ngành khác như dịch vụ khách sạn, vận tải, nhà hàng và các ngành phụ trợ.
Việc phát triển du lịch MICE không chỉ có lợi cho kinh tế, mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển văn hóa - xã hội. Qua các sự kiện hội nghị quốc tế, Việt Nam có cơ hội để quảng bá văn hóa, truyền thống và hình ảnh đất nước đến bạn bè quốc tế. Các sự kiện này cũng là cơ hội để thúc đẩy hoạt động đối ngoại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và tổ chức Việt Nam giao lưu, kết nối với đối tác quốc tế.
Về mặt xã hội, du lịch MICE thúc đẩy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp du lịch và khách sạn tại Việt Nam đã và đang đào tạo để nâng cao trình độ của nhân viên, nhất là khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng phục vụ du khách quốc tế.
Cần đầu tư bài bản và dài hạn
Ông Nguyễn Anh Tuấn cũng chỉ ra rằng, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một yêu cầu cấp thiết để Việt Nam có thể cạnh tranh với các thị trường quốc tế. Điều này đòi hỏi cần có chiến lược đầu tư bài bản và lâu dài, với những giải pháp cụ thể và đồng bộ từ cả phía nhà nước và doanh nghiệp.
Trước hết, việc xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức sự kiện MICE quy mô lớn, có tầm ảnh hưởng quốc tế cần được ưu tiên hàng đầu để tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý. Bên cạnh đó, cần có ưu đãi tài chính, thuế, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn đầu tư...
Theo đó, cần xây dựng và nâng cấp các trung tâm hội nghị, triển lãm tại các đô thị lớn và các điểm đến du lịch tiềm năng, để tăng sức hấp dẫn của Việt Nam trên bản đồ du lịch MICE toàn cầu.
Song song với việc đầu tư cơ sở vật chất, việc đẩy mạnh quảng bá du lịch MICE ra thế giới cũng là một chiến lược không thể thiếu. Việt Nam cần có kế hoạch tiếp cận những thị trường tiềm năng như châu Âu, Bắc Mỹ và các quốc gia châu Á - nơi có nhu cầu cao về tổ chức sự kiện quốc tế. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc quảng bá thương hiệu quốc gia, Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch MICE, từ dịch vụ tổ chức sự kiện đến các trải nghiệm đi kèm, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó, không thể không nói đến vai trò quan trọng của nguồn nhân lực. Việt Nam cần phát triển lực lượng lao động chất lượng cao, được đào tạo bài bản, có khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của ngành MICE.
“Để làm được điều này, các chương trình đào tạo cần được cải tiến, tập trung vào việc nâng cao kỹ năng tổ chức sự kiện, tiếp thị, quản lý khách hàng và các kỹ năng mềm khác. Đồng thời, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế trong việc phát triển và triển khai các chương trình đào tạo”, ông Nguyễn Anh Tuấn khuyến nghị.
-
Văn hóa vùng Đông Bắc - Bản sắc, hội nhập và vươn xa -
Du lịch Việt với hành trình giảm “dấu chân” carbon -
[Ảnh] Thưởng lãm "Mật ước 2024" của họa sĩ Lê Phương -
Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng chuyên nghiệp hoá, tiến tới hình thành Làng nghề du lịch cộng đồng -
Du lịch Lào Cai ưu đãi tất cả các dịch vụ ưu đãi đến 50% -
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch -
Hơn 100 hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024
- SeABank khẳng định vị thế 3 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia, 16 năm là Thương hiệu mạnh Việt Nam
- Nhựa Tiền Phong đồng hành cùng ngành nước Việt Nam
- Marriott International ký thỏa thuận với Tập đoàn TUTA đưa thương hiệu Marriott Hotels đến Bắc Giang
- Marriott International sẽ mang đến nhiều điểm lưu trú thú vị tại Việt Nam
- Vinamilk 16 năm liền là Thương hiệu quốc gia nhờ chất lượng, sáng tạo và bền vững
- Mời thi tuyển phương án kiến trúc dự án Tòa nhà 85 Ngụy Như Kon Tum