Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Phát triển nhân lực công nghệ thông tin: Khó “đếm cua trong lỗ”
Lê Quân - 07/03/2020 09:47
 
Nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) biến động nhanh theo chính sự biến đổi của công nghệ. Điều này đặt ra bài toán khó cho công tác dự báo định hướng phát triển nhân lực CNTT, nhất là phải xác định rõ phát triển nhân lực vào đâu và số lượng bao nhiêu.
TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến, Nguyên Trợ lý Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến - Nguyên Trợ lý Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.

Theo đánh giá của TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến, Nguyên Trợ lý Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, sự phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam không như kỳ vọng cả ở số lượng và chất lượng do còn nhiều bất cập trong chính sách phát triển nhân lực nói chung.

Về mặt chính sách, Việt Nam có một hệ thống văn bản cho phát triển nhân lực CNTT từ nghị quyết, quyết định của cấp Trung ương, Chính phủ đến thông tư của các bộ, ngành.

Bằng dẫn chứng Việt Nam xếp hạng 94/166 về chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (IPI) trên thế giới năm 2010, sau đó tụt xa trong các năm sau và xếp hạng 108/176 vào năm 2017, TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến cho rằng: “Chúng ta có tiến bộ trong phát triển CNTT nhưng bước tiến của chúng ta chậm so với thế giới”.

Nguyên nhân dẫn đến bất cập trong phát triển nguồn lực CNTT là từ những yếu kém trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách phát triển nhân lực.

Dẫn báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, ông Tiến cho rằng, chủ trương, chính sách và định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước là rất tốt, nhưng “nhiều sáng kiến mới đang ở giai đoạn đầu triển khai và thiếu sự hỗ trợ của các phân tích chuyên sâu”.

Điều này cũng là thực trạng chung bởi Việt Nam luôn tiếp cận nhanh các ý tưởng hay của thế giới, nhưng chỉ dừng ở bước ban đầu mà thiếu các nghiên cứu chuyên sâu. Đơn cử, tiếp thu từ các nước trên thế giới, Việt Nam đã đề ra khung trình độ quốc gia, nhưng đây là khung “sơ cứng” và chưa phát triển, ông Tiến đánh giá.

Trong khi đó, các cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam còn nhiều bất cập, cả về chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, cơ chế quản trị, giám sát, đánh giá và giải trình…

Tại Hội thảo quốc gia về “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin - Thực trạng và xu thế” tổ chức hôm 5/3 tại Hà Nội, PGS.TS. Trần Thị Thái Hà, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho biết, qua khảo sát và trao đổi với các doanh nghiệp sử dụng nhân lực CNTT, nhóm nghiên cứu đề tài “Phát triển nguồn nhân lực CNTT” nhận thấy bất cập chung ở hầu hết các doanh nghiệp CNTT ở Việt Nam là hoạt động quy mô nhỏ và vừa và phần lớn các doanh nghiệp này đang gia công (outsourcing) theo nhu cầu của nước ngoài, còn tỷ lệ sản phẩm CNTT phục vụ cho nền kinh tế Việt Nam còn rất ít.

Vị trí thiết kế phần mềm ở các công ty CNTT thì cần đến trình độ đại học, còn công việc xử lý hay xây dựng phần mềm thì lao động ở trình độ cao đẳng có thể đáp ứng được. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp CNTT vẫn đang sử dụng lao động tốt nghiệp đại học để thực hiện các công việc của vị trí có trình độ cao đẳng.

“Điều này cho thấy cung và cầu trong đào tạo nhân lực CNTT chưa “gặp nhau”, tạo ra sự lệch lạc trong đào tạo nhân lực CNTT”, PGS.TS. Trần Thị Thái Hà nói.

Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy, có đến 90% doanh nghiệp CNTT ở Việt Nam đang gia công (outsourcing) cho đối tác ở nước ngoài. Điều này dẫn đến rủi ro lớn cho nhân lực CNTT Việt Nam khi chỉ cần một hoặc một vài đối tác nước ngoài lớn ngừng thuê outsourcing thì lập tức hàng nghìn lao động có thể “ra đường”.

“Hoặc chỉ cần xuất hiện một yếu tố khác (thu hút được doanh nghiệp CNTT đầu tư ở địa phương, khu vực - PV) thì nhu cầu nhân lực CNTT ở khu vực đó có thể biến động rất nhanh và lớn. Do đó, để dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực CNTT là bài toán cực khó”, bà Hà trăn trở.

Theo nữ chuyên gia này, điều băn khoăn nữa là trong bối cảnh chưa có chiến lược và kế hoạch cụ thể phát triển ngành CNTT, thì càng khó để giải bài toán dự báo nhu cầu phát triển nhân lực CNTT.

Lưu Bích Ngọc, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực cho rằng, nguồn nhân lực CNTT cần được xác định một cách tổng thể, gồm cả những người học và được đào tạo về CNTT và làm về CNTT, những người không được học và đào tạo trong ngành nhưng lại làm CNTT.

Nguồn nhân lực CNTT có thể phân loại theo vị trí việc làm, như công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư, chuyên gia. “Đi sâu vào các lĩnh vực của CNTT, chúng ta có phần cứng và phần mềm. Các chuyên gia quốc tế khuyến cáo Việt Nam không nên 'đâm đầu' vào phát triển công nghệ phần cứng mà thích hợp với phát triển phần mềm”, bà Lưu Bích Ngọc nêu.

Ngọc nhận định, chỉ khi làm rõ định hướng phát triển CNTT vào đâu, phần cứng hay phần mềm, từ đó mới chẻ nhỏ định hướng phát triển nguồn nhân lực CNTT sát thực tế.

Phát triển nhân lực công nghệ thông tin: Khó “đếm cua trong lỗ”

 

Nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) biến động nhanh theo chính sự biến đổi của công nghệ. Điều này đặt ra bài toán khó cho công tác dự báo định hướng phát triển nhân lực CNTT, nhất là phải xác định rõ phát triển nhân lực vào đâu và số lượng bao nhiêu.

Theo đánh giá của TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến, Nguyên Trợ lý Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, sự phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam không như kỳ vọng cả ở số lượng và chất lượng do còn nhiều bất cập trong chính sách phát triển nhân lực nói chung.

Về mặt chính sách, Việt Nam có một hệ thống văn bản cho phát triển nhân lực CNTT từ nghị quyết, quyết định của cấp Trung ương, Chính phủ đến thông tư của các bộ, ngành.

Bằng dẫn chứng Việt Nam xếp hạng 94/166 về chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (IPI) trên thế giới năm 2010, sau đó tụt xa trong các năm sau và xếp hạng 108/176 vào năm 2017, TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến cho rằng: “Chúng ta có tiến bộ trong phát triển CNTT nhưng bước tiến của chúng ta chậm so với thế giới”.

Nguyên nhân dẫn đến bất cập trong phát triển nguồn lực CNTT là từ những yếu kém trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách phát triển nhân lực.

Dẫn báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, ông Tiến cho rằng, chủ trương, chính sách và định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước là rất tốt, nhưng “nhiều sáng kiến mới đang ở giai đoạn đầu triển khai và thiếu sự hỗ trợ của các phân tích chuyên sâu”.

Điều này cũng là thực trạng chung bởi Việt Nam luôn tiếp cận nhanh các ý tưởng hay của thế giới, nhưng chỉ dừng ở bước ban đầu mà thiếu các nghiên cứu chuyên sâu. Đơn cử, tiếp thu từ các nước trên thế giới, Việt Nam đã đề ra khung trình độ quốc gia, nhưng đây là khung “sơ cứng” và chưa phát triển, ông Tiến đánh giá.

Trong khi đó, các cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam còn nhiều bất cập, cả về chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, cơ chế quản trị, giám sát, đánh giá và giải trình…

Tại Hội thảo quốc gia về “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin - Thực trạng và xu thế” tổ chức hôm 5/3 tại Hà Nội, PGS.TS. Trần Thị Thái Hà, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho biết, qua khảo sát và trao đổi với các doanh nghiệp sử dụng nhân lực CNTT, nhóm nghiên cứu đề tài “Phát triển nguồn nhân lực CNTT” nhận thấy bất cập chung ở hầu hết các doanh nghiệp CNTT ở Việt Nam là hoạt động quy mô nhỏ và vừa và phần lớn các doanh nghiệp này đang gia công (outsourcing) theo nhu cầu của nước ngoài, còn tỷ lệ sản phẩm CNTT phục vụ cho nền kinh tế Việt Nam còn rất ít.

Vị trí thiết kế phần mềm ở các công ty CNTT thì cần đến trình độ đại học, còn công việc xử lý hay xây dựng phần mềm thì lao động ở trình độ cao đẳng có thể đáp ứng được. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp CNTT vẫn đang sử dụng lao động tốt nghiệp đại học để thực hiện các công việc của vị trí có trình độ cao đẳng.

“Điều này cho thấy cung và cầu trong đào tạo nhân lực CNTT chưa “gặp nhau”, tạo ra sự lệch lạc trong đào tạo nhân lực CNTT”, PGS.TS. Trần Thị Thái Hà nói.

Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy, có đến 90% doanh nghiệp CNTT ở Việt Nam đang gia công (outsourcing) cho đối tác ở nước ngoài. Điều này dẫn đến rủi ro lớn cho nhân lực CNTT Việt Nam khi chỉ cần một hoặc một vài đối tác nước ngoài lớn ngừng thuê outsourcing thì lập tức hàng nghìn lao động có thể “ra đường”.

“Hoặc chỉ cần xuất hiện một yếu tố khác (thu hút được doanh nghiệp CNTT đầu tư ở địa phương, khu vực - PV) thì nhu cầu nhân lực CNTT ở khu vực đó có thể biến động rất nhanh và lớn. Do đó, để dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực CNTT là bài toán cực khó”, bà Hà trăn trở.

Theo nữ chuyên gia này, điều băn khoăn nữa là trong bối cảnh chưa có chiến lược và kế hoạch cụ thể phát triển ngành CNTT, rất khó để giải bài toán dự báo nhu cầu phát triển nhân lực CNTT.

Lưu Bích Ngọc, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực cho rằng, nguồn nhân lực CNTT cần được xác định một cách tổng thể, gồm cả những người học và được đào tạo về CNTT và làm về CNTT, những người không được học và đào tạo trong ngành nhưng lại làm CNTT.

Nguồn nhân lực CNTT có thể phân loại theo vị trí việc làm, như công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư, chuyên gia. “Đi sâu vào các lĩnh vực của CNTT, chúng ta có phần cứng và phần mềm. Các chuyên gia quốc tế khuyến cáo Việt Nam không nên “đâm đầu” vào phát triển công nghệ phần cứng mà thích hợp với phát triển phần mềm”, bà Lưu Bích Ngọc nêu.

 

Ngọc nhận định, chỉ khi làm rõ định hướng phát triển CNTT vào đâu, phần cứng hay phần mềm, từ đó mới chẻ nhỏ định hướng phát triển nguồn nhân lực CNTT sát thực tế.

 

Lê Quân

 

 

Ví Việt tham dự Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2019
Ngày 8/8/2019, Ví Việt – Ngân hàng số của LienVietPostBank – đã có mặt tại Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2019 (Vietnam ICT Summit 2019). Sự kiện...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư