Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Phiên 19/1: Giao dịch ảm đạm, hai sàn tiếp tục giảm điểm
 
Mặc dù thị trường đã đón nhận những nhịp hồi nhẹ, nhưng tâm lý kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đang đến gần khiến giao dịch ảm đạm, cả VN-Index và HNX-Index đều thất bại trong nỗ lực đảo chiều trong phiên 19/1.

Không nằm ngoài dự đoán của giới phân tích, thị trường giai đoạn cận tết giao dịch khá ảm đạm, nhà đầu tư có tâm lý nghỉ ngơi khiến thanh khoản sụt giảm mạnh. Diễn biến các cổ phiếu lớn bé trên sàn cũng biến động nhẹ quanh mốc tham chiếu khiến các chỉ số đi ngang trong biên độ hẹp.

Trong phiên sáng nay, dù có thời điểm lùi về mốc 680 điểm nhưng sự trở lại của các cổ phiếu ngân hàng đã giúp thị trường hồi phục. Tuy nhiên, lực cầu suy giảm khiến đà tăng kém bền vững, các chỉ số VN-Index và HNX-Index liên tục đổi sắc.

Diễn biến thị trường trong phiên giao dịch chiều không khác nhiều phiên sáng. Dù 2 sàn niêm yết đã có thời điểm hồi phục nhưng áp lực bán vẫn luôn thường trực khiến sắc đỏ chiếm áp đảo, cả VN-Index và HNX-Index đều đóng cửa trong sắc đỏ.

Đóng cửa, trên sàn HOSE có 95 mã tăng và 144 mã giảm, chỉ số VN-Index giảm 0,97 điểm (-0,14%) xuống 682,31 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 89,19 triệu đơn vị, giá trị 2.242,49 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt hơn 20 triệu cổ phiếu, giá trị 699,74 tỷ đồng.

VN30-Index giảm 2,1 điểm (0,33%) xuống mức 631 điểm khi có tới 20 mã giảm, 3 mã tăng và 7 mã đứng giá.

Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục phân hóa, trong khi VCB và MBB giảm nhẹ thì STB và CTG vẫn duy trì sắc xanh. Trong đó, CTG có đóng góp tích cực vào việc đỡ giá cho thị trường khi tăng hơn 2% và đóng cửa tại mức giá cao nhất ngày 17.650 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh thành công là hơn 1 triệu đơn vị.

Mặc dù nhận được lực đỡ từ CTG nhưng thị trường lại gặp khó khăn do ảnh hưởng của các cổ phiếu lớn như VIC, MSN, HSG, HPG, PVD…

Tâm điểm đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu tuy mới trên thị trường niêm yết nhưng đã giao dịch trên sàn UPCoM hơn 2 tháng qua (từ 28/10/2016) là BHN. Dù không tăng trần như màn chào sàn UPCoM trước đây nhưng BHN cũng đã tăng mạnh ngay khi thị trường mở cửa.

Tuy nhiên, đà tăng của BHN cũng dần thu hẹp trong phiên giao dịch chiều và chốt phiên tại mức giá 135.000 đồng/CP, tăng 5,5% với khối lượng khớp lệnh đạt 59.330 đơn vị.

Thanh khoản suy giảm mạnh, 2 mã thị trường HQC và KBC có khối lượng khớp lệnh lớn nhất sàn, lần lượt đạt 3,27 triệu đơn vị và hơn 3 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, giao dịch cũng diễn ra khá buồn tẻ. Đóng cửa, HNX-Index giảm 0,42 điểm (-0,5%) xuống 82,88 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 19,48 triệu đơn vị, giá trị 223,91 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 1,6 triệu đơn vị, giá trị 15,35 tỷ đồng.

Trong khi các nhóm cổ phiếu ngân hàng, dầu khí không có nhiều biến động thì ở nhóm chứng khoán lại nổi lên nhiều điểm sáng. Điển hình CTS tăng trần với khối lượng khớp lệnh đạt 0,83 triệu đơn vị, VND tăng 6,7% lên 12.800 đồng/CP và khớp 0,34 triệu đơn vị; các mã khác như IVS tăng 0,8%, MBS tăng 2%.

VNR là cổ phiếu dẫn đầu thanh khoản trên sàn khi chuyển nhượng thành công 2,64 triệu đơn vị. Tiếp đó, SHB và CEO khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị.

Trên sàn UPCoM

Diễn biến thị trường trong phiên giao dịch chiều duy trì trạng thái khá ảm đạm và chỉ số UPCoM-Index cũng không thoát khỏi phiên giảm điểm. Đóng cửa, UPCoM giảm 0,24 điểm (-0,45%) xuống mức 53,26 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 8,4 triệu đơn vị, giá trị 181,25 tỷ đồng.

Cặp đôi VIC và X18 vẫn tạo đột biến trên sàn UPCoM. Trong khi VOC không thoát khỏi sắc đỏ khi giảm 2,5% và khớp gần 4 triệu đơn vị, thì X18 tăng nhẹ 1,25% và khớp lệnh thành công 2,38 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu lớn, HVN đã quay về mốc tham chiếu trong khi NCS giữ mức tăng 1,2%, ACV tăng nhẹ 0,82%, VIB tăng 1,91%.

Thị trường chứng khoán: Những nhóm ngành có PE thấp
Hai phiên giao dịch vừa qua, nhóm cổ phiếu ngành thép đã thay thế nhóm ngân hàng thu hút dòng tiền trên thị trường.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư