TIN LIÊN QUAN | |
Vingroup đạt doanh thu khủng hơn 27.700 tỷ đồng | |
FLC tăng vốn khủng cho các siêu dự án bất động sản | |
Cổ phiếu xe buýt dồn dập lên sàn Hà Nội | |
Điểm tên những ngân hàng vẫn “phớt lờ” cổ tức |
Bước sang phiên giao dịch chiều, lực bán gia tăng mạnh trên diện rộng toàn thị trường, trong đó, nhóm cổ phiếu bluechip cũng không ngoại trừ, đồng loạt đều chuyển đỏ khiến VN-Index lao dốc mạnh. Đà suy giảm càng tăng mạnh hơn về cuối phiên khiến VN-chỉ số Vn-Index xuyên thủng ngưỡng 575 điểm.
Sự thận trọng của nhà đầu tư khiến thanh khoản chưa có dấu hiệu cải thiện. Tổng giá trị giao dịch trên cả hai sàn chỉ đạt hơn 2.000 tỷ đồng.
Đóng cửa, toàn sàn HOSE có tới 124 mã giảm, trong khi chỉ có 79 mã tăng, chỉ số Vn-Index giảm 4,94 điểm (-0,85%) xuống 573,74 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 84,53 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 1.463,82 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 2,77 triệu đơn vị, trị giá 122,68 tỷ đồng.
Diễn biến VN-Index phiên 19/3 |
Tương tự, sàn HNX có tới 107 mã giảm và 68 mã tăng, chỉ số HNX-Index cũng lùi sâu xuống dưới mốc 85 điểm với mức giảm 0,45 điểm (-0,53%) đứng ở mức 84,6 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 47,83 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 582,88 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 10,17 triệu đơn vị, trị giá 69,93 tỷ đồng. Riêng SHB thỏa thuận 6,38 triệu đơn vị, trị giá 54,87 tỷ đồng.
Diễn biến HNX-Index phiên 19/3 |
Nhóm cổ phiếu VN30 và HNX30 là các lực hãm chính của thị trường. Trong đó, VN30-Index giảm 5,87 điểm (-0,97%) xuống 601,31 điểm với chỉ 2 mã tăng gồm CSM và HCM, có tới 24 mã giảm và 4 mã đứng giá. Còn HNX30 có 17 mã giảm, 7 mã tăng và 6 mã đứng giá, chỉ số HNX30-Index giảm 1,02 điểm (-0,63%) xuống 161,85 điểm.
Các cổ phiếu có vốn hóa lớn giảm khá mạnh như VNM giảm 0,92%, MSN giảm 1,79%, BVH giảm 2,43%, GAS giảm 0,66%...
Các cổ phiếu trong nhóm ngân hàng cũng đồng loạt giảm như VCB giảm 0,84%, STB giảm 1,04%, BID giảm 1,67%, CTG giảm 1,11%, EIB giảm 1,54%, MBB giảm 0,73%. Trong đó, STB khớp lệnh hơn 3,87 triệu đơn vị, còn VCB, CTG và BID cùng chuyển nhượng hơn 1 triệu đơn vị.
PVD sau phiên giảm mạnh hôm qua, trong phiên hôm nay, cũng có dấu hiệu được kéo lên cùng với thông tin giá dầu tăng trong tối hôm trước. Tuy nhiên, dù nhận được lực cầu của khối ngoại, nhưng ở mức khá khiêm tốn, nên không đủ sức giúp mã này đảo chiều tăng trở lại sau chuỗi giảm liên tiếp. Đóng cửa, PVD đứng ở mức tham chiếu 50.500 đồng với chỉ hơn nửa triệu cổ phiếu được khớp. Dù giá dầu tăng trở lại trong đêm hôm trước do tác động từ việc đồng USD giảm mạnh sau tuyên bố của Fed, nhưng so với mức đỉnh của giữa năm ngoái, giá dầu thô đã giảm tới 60% và điều này ảnh hưởng tới các công ty khai tác dầu trên thế giới và dĩ nhiên, các công ty dịch vụ phục vụ cho ngành này cũng chịu ảnh hưởng. Với lợi nhuận năm 2015 được dự báo giảm 10-11% so với năm 2014, điểm tựa để mã này đảo chiều đi lên quá yếu.
Trong khi đó, cổ phiếu "vua thanh khoản" trong phiên trước là FLC cũng chịu áp lực bán ra khá mạnh trong phiên hôm nay, khiến giá cổ phiếu giảm 3,33%, xuống 11.600 đồng/Cp với khối lượng khớp lệnh đạt 15,92 triệu đơn vị.
Tương tự, các cổ phiếu khác trong nhóm bất động sản cũng đồng loạt lùi về mốc tham chiếu hoặc giảm điểm. Tuy nhiên, đây vẫn là nhóm cổ phiếu hấp thụ dòng tiền tốt. Cụ thể, HQC và ITA cùng khớp hơn 3,3 triệu đơn vị, còn ASM, HAR, DLG, KBC cùng khớp hơn 1 triệu đơn vị.
TSC vẫn duy trì trạng thái khan hàng với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 191.000 đơn vị và dư mua trần hơn 1,55 triệu đơn vị trong khi bên bán trống sàn.
Trên sàn HNX, trong khi PVS quay đầu giảm điểm thì PVC và PVB vẫn duy trì đà tăng tương ứng 1,3% và 3,65% cùng các cổ phiếu bluechip khác như LAS, AAA, HMH, BVS đã giúp đà giảm của HNX-Index được hãm lại.
Cổ phiếu KLF không còn giữ được sắc xanh, cũng quay đầu giảm nhẹ 0,92% xuống 10.800 đồng/Cp và vẫn duy trì vị trí dẫn đầu thanh khoản trên sàn với 5,83 triệu đơn vị.
Không chỉ chịu lực bán mạnh của nhà đầu tư trong nước, trong phiên hôm nay, thị trường còn gánh thêm áp lực đẩy bán của khối ngoại. Khối này đã ồ ạt bán ra và có phiên bán ròng mạnh thứ 2 kể từ đầu năm 2015 đến nay đạt 245,81 tỷ đồng (chỉ đứng sau phiên 13/1 đạt 256,82 tỷ đồng).
Trong đó, khối ngoại bán ròng 221,65 tỷ đồng trên sàn HOSE và 24,16 tỷ đồng trên sàn HNX. Đáng chú ý, hai cổ phiếu được thêm vào trong kỳ review quý I/2015 là KBC và KDC lại diễn biến trái chiều với những phiên trước đó khi đều bị bán ròng nhẹ trong phiên.
Đại doanh nghiệp điện gần 7.000 tỷ sắp bung hàng () Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Điện lực – Vinacomin sẽ thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vào ngày 16/4/2015. |
Thời gian đi ngang còn dài Mặc dù mùa ĐHCĐ đang bắt đầu, nhưng với những dự báo không có nhiều thông tin bất ngờ trong kế hoạch sản xuất - kinh doanh của khối DN niêm yết, trong khi nhiều thông tin gây áp lực tâm lý với nhà đầu tư, khiến TTCK trong xu hướng lình xình và VN-Index gặp nhiều trở ngại để chinh phục ngưỡng 600 điểm. |
Thị trường chờ thông tin từ mùa Đại hội cổ đông () Tuần qua, thị trường giao dịch ảm đạm với sự điều chỉnh giảm của 2 chỉ số, thanh khoản sụt giảm trên cả 2 sàn. Tuy nhiên, một số công ty chứng khoán cho rằng các thông tin doanh nghiệp công bố tại mùa đại hội đồng cổ đông năm nay sẽ là điều kiện cho một đợt tăng mới. |
Thanh Thuý (Tinnhanhchungkhoan.vn)
-
4 cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/4 -
Thị trường tạo đáy, sẵn sàng bứt phá -
Đại gia khoáng sản 2.000 tỷ sắp IPO -
Đại hội BSC: Quyết phát hành tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500