Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 21 tháng 01 năm 2025,
Phiên 22/1: Dòng bank hạ nhiệt, VN-Index hạ độ cao
 
Lực bán mạnh trong chiều, nhất là đợt ATC khiến VN-Index không giữ được sắc xanh mà lao thẳng xuống mức thấp nhất ngày khi chốt phiên.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 22/1/2019
Diễn biến VN-Index phiên ngày 22/1/2019

Trong phiên sáng, thị trường chủ yếu giằng co trong biên độ hẹp sau phiên khởi sắc đầu tuần. Dù vậy, với sự hỗ trợ của một số mã ngân hàng, VN-Index vẫn giữ được sắc xanh nhạt, trong khi HNX-Index đóng cửa trong sắc đỏ.

Bước vào phiên chiều, trong khi lực cầu chưa cải thiện, thì lực cung lại gia tăng ở một số mã lớn, trong đó có các mã ngân hàng, dầu khí, khiến VN-Index quay đầu giảm điể. Sau ít phút giằng co gần sát ngưỡng tham chiếu, đà giảm được nới rộng dần sau đó trước khi lao xuống mức thấp nhất ngày do lực cung gia tăng mạnh trong đợt ATC. Ngưỡng 910 điểm vừa chinh phục được trong phiên đầu tuần nhanh chóng bị đánh mất.

Chốt phiên, VN-Index giảm 4,5 điểm (-0,49%), xuống 906,55 điểm với 122 mã tăng và 172 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 152 triệu đơn vị, giá trị 2.693,2 tỷ đồng, giảm 8% về khối lượng và 18% về giá trị so với phiên đầu tuần. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 29,8 triệu đơn vị, giá trị 617 tỷ đồng.

HNX cũng nới rộng đà giảm ngay khi bước vào phiên chiều và cũng lùi về mức thấp nhất ngày khi chốt phiên.

Cụ thể, HNX-Index giảm 0,83 điểm (-0,8%), xuống 102,54 điểm với 54 mã tăng và 75 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 26,28 triệu đơn vị, giá trị 309 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 0,9 triệu đơn vị, giá trị 16,35 tỷ đồng.

Trong Top 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn HOSE, chỉ còn CTG và VNM giữ được sắc xanh nhạt khi tăng lần lượt 0,51% lên 19.550 đồng và 0,15% lên 134.000 đồng, cùng VIC giữ giá tham chiếu 102.400 đồng, còn lại đều giảm giá. Trong đó, CTG vẫn giữ được sự sôi động khi được khớp hơn 9 triệu đơn vị.

Trong đó, VHM giảm 1,12% xuống 79.600 đồng, VCB giảm 1,08% xuống 55.200 đồng, GAS giảm 0,88% xuống 89.700 đồng, SAB giảm 0,3% xuống 233.800 đồng, BID giảm 0,3% xuống 32.750 đồng, TCB giảm mạnh 2,19% xuống 26.800 đồng, MSN giảm 0,87% xuống 80.100 đồng.

Ngoài ra, còn phải kể đến VRE giảm 1,19% xuống 28.950 đồng, BVH giảm 2,17% xuống 90.000 đồng, PLX giảm 3,25% xuống 53.500 đồng, VPB giảm 1,75% xuống 19.650 đồng, MBB giảm 1,9% xuống 20.600 đồng…

Tuy nhiên, trong các mã ngân hàng, ngoài CTG, EIB tăng mạnh 6,67% lên 16.000 đồng, có lúc đã chạm mức trần 16.050 đồng, nhưng thanh khoản thấp, chỉ hơn nửa triệu đơn vị. STB cũng tăng 0,43% lên 11.750 đồng với 4 triệu đơn vị được khớp, HDB tăng tốt 1,52% lên 30.100 đồng với 1,37 triệu đơn vị được khớp. TPB đứng giá tham chiếu 21.000 đồng.

Trong các mã nhỏ, trong khi HNG đóng cửa với mức trần 14.200 đồng với hơn 1 triệu đơn vị được khớp, thì ITA lại đóng cửa với mức sàn 2.790 đồng với 6,17 triệu đơn vị được khớp. FLC cũng giảm 1,68% xuống 5.260 đồng với gần 11 triệu đơn vị được khớp, dẫn đầu sàn HOSE.

Trên sàn HNX, trong Top 10 mã vốn hóa lớn nhất chỉ có duy nhất VCG tăng 2,75% lên 22.400 đồng, với 1,19 triệu đơn vị được khớp, còn lại đều giảm hoặc đứng giá tham chiếu (NTP và DL1). Cụ thể, ACB giảm 1,36% xuống 29.100 đồng với 1,85 triệu đơn vị được khớp; VCS giảm 1,43% xuống 62.100 đồng; VGC giảm 1,03% xuống 19.200 đồng với 1,55 triệu đơn vị được khớp; PVS giảm 1,64% xuống 18.000 đồng với 2,3 triệu đơn vị; SHB giảm 2,78% xuống 7.000 đồng với 2,98 triệu đơn vị; PVI giảm 0,9% xuống 33.100 đồng; DGC giảm 2,27% xuống 43.000 đồng.

Tuy nhiên, đáng chú ý trong phiên hôm nay là ART khi tăng trần lên 2.400 đồng với 2,76 triệu đơn vị được khớp, đứng sau SHB về thanh khoản.

Trong khi đó, thị trường UPCoM lại có phiên giao dịch khá khởi sắc, trái ngược với 2 sàn niêm yết.

Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,49 điểm (+0,92%), lên 53,86 điểm với 76 mã tăng và 74 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 9,5 triệu đơn vị, giá trị 263 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,49 triệu đơn vị, giá trị 64,39 tỷ đồng.

Đà tăng hôm nay của UPCoM-Index đến từ sự hỗ trợ của HVN, VEA, LPB, QNS, NTC, VGI, MCH, VOS... Trong đó, HVN tăng 3,86% lên 37.700 đồng với 1,2 triệu đơn vị được khớp, đứng sau BSR về thanh khoản. VEA tăng 5% lên 44.100 đồng với 0,66 triệu đơn vị được chuyển nhượng…

Trong khi đó, BSR dù không giữ được sắc xanh cho đến khi đóng cửa, nhưng là mã có thanh khoản tốt nhất thị trường với 1,3 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa ở mức tham chiếu 12.100 đồng.

Thị trường chứng khoán: "Tháng ăn chơi" đang tới
Yếu tố lịch sử đang ủng hộ cho kịch bản tích cực của thị trường chứng khoán trong tháng đầu năm 2019, khi 7/8 năm gần đây, VN-Index tăng điểm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư