Tuy nhiên, bước vào phiên chiều, giống với các thị trường chứng khoán châu Á khác đồng loạt giảm điểm khi cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều không đạt được thỏa thuận chung, chứng khoán Việt Nam cũng lao dốc mạnh.
Lực bán không còn thăm dò, mà xả hàng ồ ạt, trong đó các cổ phiếu bluechips, vốn là nhóm tăng tốt kể từ đầu tháng 2 và là động cơ chính giúp thị trường thăng hoa bị bán quyết liệt nhất.
Trong bối cảnh thị trường giảm sâu, bên mua cũng đã mạnh tay xuống tiền, song với áp lực xả mạnh, lại tập trung tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có tác động nhiều nhất đến chỉ số, nên VN-Index đã không thể chống đỡ.
Đóng cửa, với 98 mã tăng và 220 mã giảm, VN-Index giảm 24,8 điểm (-2,5%) xuống 965,47 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 223,66 triệu đơn vị, giá trị 5.385,26 tỷ đồng, giảm 14% về khối lượng, nhưng tăng 5% về giá trị so với phiên 27/2. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 27,38 triệu đơn vị, giá trị 886tỷ đồng...
Diễn biến VN-Index phiên 28/2 |
Áp lực bán mạnh khiến TOP 10 mã vốn hóa lớn không còn mã nào tăng, trong đó có tới 9 mã giảm. Rổ VN30 cũng chỉ còn duy nhất DHG tăng điểm khiến chỉ số VN30-Index mất tới gần 26 điểm.
Tác động tiêu cực nhất đến chỉ số là nhóm cổ phiếu "họ" Vingroup khi VIC giảm 2,9% về 114.000 đồng, VHM giảm 5,6% về 87.500 đồng; VRE giảm 4,3% về 33.000 đồng.
Tiếp đó là nhóm cổ phiếu ngân hàng khi cũng đồng loạt giảm, trong đó BID -3,3% về 32.500 đồng, TCB -2,6% về 26.500 đồng, VCB -2,3% về 60.500 đồng, CTG -1,7% về 20.800 đồng...
VNM cũng giảm tới 4,5% về 141.100 đồng và SAB giảm 3% về 240.000 đồng, trong khi nhiều mã lớn khác như MSN, HPG, VJC, NVL, PNJ cũng giảm giảm từ gần 2% trở lên, gây sức ép lớn lên Index.
GAS là một trong số ít mã bluechips giao dịch tích cực trong phiên, nhưng đóng cửa cũng không còn giữ được sắc xanh và lùi về tham chiếu 97.500 đồng, qua đó một lần nữa lỗi hẹn với câu lạc bộ các cổ phiếu có thị giá từ 100.000 đồng.
Về thanh khoản, nhóm nhân hàng tiếp tục hút tiền mạnh khi CTG và STB cùng khớp trên 8 triệu đơn vị, MBB khớp 5,8 triệu đơn vị, TCB khớp 4,8 triệu đơn vị, ngoại trừ EIB và TPB, các mã còn lại khớp từ 1-3 triệu đơn vị.
Trong nhóm Vingroup, VRE có thanh khoản mạnh nhất với 4,8 triệu đơn vị được khớp, còn VIC và VHM cùng khớp trên 1,1 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu thép cũng được giao dịch mạnh khi HSG khớp lệnh 9,1 triệu đơn vị, HPG là 6,9 triệu đơn vị, giảm tương ứng 4,3% và 2,3%.
Cổ phiếu FLC tiếp tục là mã có thanh khoản cao nhất HOSE với 15,59 triệu đơn vị khớp lệnh, giảm 3,9% về 5.380 đồng. Đa phần nhóm cổ phiếu bất động sản - xây dựng khác đều giảm điểm và thanh khoản cao như HBC, ROS, SCR, DXG, HQC, DIG, LDG...
Trong bối cảnh thị trường giảm sâu, GTN duy trì vững sắc tím phiên thứ 2 liên tục lên 14.500 đồng và cũng là phiên tăng thứ 4 liên tiếp.
Trên sàn HXN, diễn biến cũng tương đồng với HOSE khi đà giảm ngày một tăng trước áp lực chốt lợi mạnh, thanh khoản sụt giảm.
Đóng cửa, với 57 mã tăng và 91 mã giảm, HNX-Index giảm 1,77 điểm (-1,64%) xuống 105,86 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 59,1 triệu đơn vị, giá trị 614 tỷ đồng, tăng 8% về khối lượng, nhưng giảm 23% về giá trị so với phiên 27/2. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khiêm tốn gần 39 tỷ đồng.
Trong TOP 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn, có tới 7 mã giảm điểm. Trong đó, ACB giảm gần 3% về 29.700 đồng, VCG giảm 3,2% về 27.500 đồng, VGS giảm 0,6% về 67.000 đồng, PVS giảm gần 1,9% về 20.400 đồng, VGC giảm 4,2% về 20.700 đồng, SHB giảm 2,6% về 7.400 đồng...
PVS dẫn đầu thanh khoản với 6,18 triệu đơn vị. SHB và ACB khớp lần lượt 4,77 triệu và 3,79 triệu đơn vị. VGC khớp 3,37 triệu đơn vị.
ART và HUT cũng nằm trong nhóm thanh khoản cao khi khớp 4,81 triệu và 2,91 triệu đơn vị, song cũng không tăng.
TTH ghi nhận thanh khoản cao đột biến khi khớp 1,22 triệu đơn vị - cao nhất trong vòng 3 tháng qua, tăng 5,7% lên 5.600 đồng.
Trên UPCoM, đà giảm cùng xuôi theo xu hướng giảm của 2 sàn niêm yết, dù vậy mức giảm không quá mạnh, thanh khoản cũng ghi nhận sự sụt giảm.
Đóng cửa, với 66 mã tăng và 80 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,47 điểm (-0,85%) về 55,13 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 20,26 triệu đơn vị, giá trị 393 tỷ đồng, giảm 16% về khối lượng và 20% về giá trị so với phiên 27/2. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 9,6 triệu đơn vị, gần 110 tỷ đồng, phần lớn đến từ thỏa thuận của 6,3 triệu cổ phiếu GVR giá trị 69,3 tỷ đồng và 2,2 triệu cổ phiếu PRT giá trị 26,4 tỷ đồng.
LPB khớp 1,4 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn, giảm 1,1% về 9.000 đồng; BSR khớp 1,1 triệu đơn vị, giảm 2,1% về 13.700 đồng. Đây cũng 2 mã có thanh khoản tốt nhất sàn. Các mã lớn khác như VGT, VEA, VIB, OIL, ACV, HVN, QNS, MSR... cũng đều giảm điểm.