-
Gợi ý danh mục đầu tư 2025 tiềm năng theo thuyết ngũ hành -
Những doanh nhân tuổi Tỵ có hàng nghìn tỷ đồng trên sàn chứng khoán -
Chứng khoán Việt Nam năm 2025: Kỳ vọng những thay đổi lớn -
Vinamilk về đích năm 2024: Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội địa phục hồi -
Đầu năm Ất Tỵ, thử xem "phong thủy" cho ngành chứng khoán -
Lợi nhuận Sacombank vượt 20% chỉ tiêu năm 2024
Sự trở lại của một số “tay to” đã giúp thị trường đảo chiều tăng điểm trong thời gian cuối phiên giao dịch sáng. Tuy nhiên, nỗ lực cầm cự sắc xanh nhanh chóng bị dập tắt sau ít phút của phiên chiều.
Lực cầu vẫn khá yếu trong khi bên bán mạnh tay xuống hàng khiến sắc đỏ lan rộng bảng điện tử, đáng chú ý, hầu hết các mã trong nhóm bluechip cũng đua nhau giảm điểm khiến VN-Index có thời điểm rơi xuống dưới mốc 590 điểm. Đây là ngưỡng hỗ trợ tốt tại thời điểm hiện nay, lực cầu gia tăng giúp thị trường bật dậy hồi hồi phục tích cực về cuối phiên.
Mặc dù vậy, sự suy yếu của dòng tiền cùng với đà giảm của nhiều mã lớn bé trên thị trường khiến cả hai chỉ số đều đóng cửa trong sắc đỏ. Đáng quan tâm là tâm lý kỳ nghỉ lễ kéo dài đến gần đã khiến nhà đầu tư giảm mạnh giao dịch. Thanh khoản rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tháng qua.
Đóng cửa, VN-Index giảm 2,29 điểm (-0,39%) xuống 591,67 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 101,2 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 1.898,27 tỷ đồng. VN30-Index giảm 1,8 điểm xuống 595,63 điểm với 6 mã tăng và 17 mã giảm.
Diễn biến VN-Index phiên 28/4 |
HNX-Index giảm 0,03 điểm (-0,04%) xuống 80,25 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 39,79 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 479,66 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 4,36 triệu đơn vị, trị giá 77,67 tỷ đồng với sự đóng góp lớn của 2 triệu cổ phiếu LAS, trị giá 59,8 tỷ đồng.
Diễn biến HNX-Index phiên 28/4 |
Dù nhận thông tin hỗ trợ tích cực từ giá dầu thô thế giới tăng mạnh, lên mức cao nhất trong vòng 5 tháng qua nhưng áp lực bán trên diện rộng đã tác động lớn tới diễn biến giá cổ phiếu họ P trong phiên chiều nay. Ngoại trừ GAS vẫn giữ sắc xanh dù đà tăng đã bị thu hẹp còn chưa tới 1% thì PVD, PVB, PLC, PGS đồng loạt giảm nhẹ 100 đồng/CP; PVS, PVC và PVX cũng lui về mốc tham chiếu.
Bên cạnh đó, thị trường còn chịu sức ép từ một số “ông lớn” khác như VIC giảm 1,89%, BID giảm 2,94%, MSN giảm 0,72%... cùng sắc đỏ chiếm áp đảo khi số mã giảm (141 mã) gần gấp đôi số mã tăng (71 mã).
Không chỉ nhiều cổ phiếu lớn, ở những mã đầu cơ quen thuộc như FLC, FIT, DLG, HQC, HAR… cũng đều giao dịch ở mức tham chiếu hoặc giảm điểm với thanh khoản đều suy giảm. Trong đó, cổ phiếu ấn tượng trong 2 phiên qua là FLC cũng quay đầu giảm 1,4% với khối lượng giao dịch cũng giảm tới 75%, chỉ khớp hơn 4,6 triệu đơn vị.
Trái lại, FPT vẫn tăng khá tích cực nhờ thông tin tốt từ việc chi trả cổ tức. Với mức tăng 1,47%, FPT đứng ở mức giá 48.400 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh lên tới hơn 3 triệu đơn vị, đây là mức thanh khoản cao nhất trong hơn 5 tháng qua (kể từ giữa tháng 11/2015) của cổ phiếu này.
Thông tin các ngân hàng đồng loạt hỗ trợ Hoàng Anh Gia Lai tái cấu trúc 27.100 tỷ đồng tiền vay tiếp tục giúp cặp đôi HAG-HNG tạo sức hút trên thị trường. Sau 5 phiên tăng liên tiếp, HAG đã chịu áp lực chốt lời và điều chỉnh nhẹ khi giảm 100 đồng (-1,2%) xuống 7.900 đồng/CP với thanh khoản dẫn đầu thị trường đạt 5,1 triệu đơn vị. Trong khi đó, HNg đã lấy lại mốc tham chiếu 8.200 đồng/CP và khớp hơn 3 triệu đơn vị, đứng trong top 5 mã thanh khoản tốt nhất thị trường.
Một cổ phiếu đáng chú ý khác là TCR. Sau báo cáo lãi quý I/2016 tăng trưởng mạnh đạt hơn 11 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 21 tỷ đồng, cổ phiếu TCR đã tăng trần sau 2 phiên nằm sàn. Với mức tăng 6,4%, TCR đứng ở mức giá 8.300 đồng/CP và khớp hơn 72.000 đơn vị.
Trên sàn HNX, nếu cuối phiên sáng, sự hồi phục trở lại của ACB đã tiếp sức giúp HNX-Index đảo chiều thành công thì trong phiên chiều, trụ cột này cũng chịu sức ép bán ra và lui về dưới mốc tham chiếu với mức giảm 100 đồng/CP.
Hai cổ phiếu đầu cơ SCR và KLF vẫn giao dịch sôi động nhất trên sàn với khối lượng khớp lệnh lần lượt đạt 3,25 triệu đơn vị và 2,28 triệu đơn vị. Đóng cửa, SCR và KLF cùng đứng giá tham chiếu.
-
Đầu năm Ất Tỵ, thử xem "phong thủy" cho ngành chứng khoán -
Lợi nhuận Sacombank vượt 20% chỉ tiêu năm 2024 -
Vừa báo lỗ 50 tỷ, Chứng khoán APG lại nhận thêm loạt án phạt -
PJICO vượt kế hoạch lợi nhuận, tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền tỷ lệ 10% -
Phiên giao dịch chứng khoán cuối năm Giáp Thìn: Cổ phiếu vừa và nhỏ hút dòng tiền -
TTC AgriS hoàn thành hơn 50% kế hoạch niên độ 2024-2025 -
PNJ thu về 37.823 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.115 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết