Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 22 tháng 01 năm 2025,
Phiên 28/8: VN-Index áp sát cột mốc 1.000 điểm
Dù áp lực bán diễn ra tại một số bluechip khiến thị trường có đôi lúc gặp rung lắc trong phiên chiều nay, nhưng đà tăng tốt của một số mã bluechip khác giúp VN-Index lấy lại đà tăng và đang trên đường chinh phục mốc 1.000 điểm.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 29/8
Diễn biến VN-Index phiên ngày 29/8

Trong phiên giao dịch sáng, mặc dù kết phiên vẫn tăng điểm, song phần lớn thời gian VN-Index giao dịch dưới mốc tham chiếu. Diễn biến này có phần đi ngược với thị trường chứng khoán quốc tế khi các chỉ số chứng khoán như Dow Jones, S&P 500, Nasdaq, Nikkei, Hangseng, Shanghai... đồng loạt tăng điểm. Một trong những nguyên nhân gây áp lực lên VN-Index là nhóm cổ phiếu bluechips bị bán khá mạnh khiến nhiều mã trong nhóm này giảm điểm. VN-Index hồi phục trong thời gian cuối phiên sáng nhờ lực cầu tích cực của khối ngoại.

Phiên chiều, tuy giao dịch trong sắc xanh, nhưng VN-Index chủ yếu diễn biến lình xình quanh mốc 995 điểm mà không thể bứt ra khỏi mức này do dòng tiền vào thị trường trở nên thận trọng hơn, trong khi sức ép tại nhóm bluechips vẫn khá lớn. Có thời điểm, VN-Index đã lùi về mốc tham chiếu 992 điểm và sự tích cực từ khối ngoại một lần nữa đóng vai trò bệ đỡ đưa VN-Index trở lại mốc 955 điểm.

Đóng cửa, với 150 mã tăng và 140 mã giảm, VN-Index tăng 3,27 điểm (+0,33%) lên 995,19 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 176,3 triệu đơn vị, giá trị 4.343 tỷ đồng, giảm 7% về khối lượng và 3% về giá trị so với phiên 27/8. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 15,9 triệu đơn vị, giá trị 463,7 tỷ đồng, đáng chú ý có 4 triệu cổ phiếu VNE, giá trị 26,2 tỷ đồng; 2,115 triệu cổ phiếu TTB, giá trị 45,44 tỷ đồng; 1,45 triệu cổ phiếu HNG, giá trị 23,17 tỷ đồng...

Áp lực bán khiến nhiều mã bluechips giảm điểm như VNM, VHM, BID, TCB, VRE, NVL, FPT, REE, MWG, DHG, GMD..., trong đó VNM -0,6% về 159.300 đồng;  VHM -0,4% về 111.000 đồng; BID -0,9% về 33.700 đồng; TCB -0,9% về 26.250 đồng...

Các mã VIC, PNJ, MBB, KDC, DPM... lùi về tham chiếu.

Trong khi đó, các mã CTG, VCB, GAS, SAB, MSN, HPG, SSI, VJC, VPB, PLX, ROS... tăng điểm. Trong đó, VCB +1,4% lên 64.000 đồng, GAS +2% lên 102.200 đồng, HPG +2,4% lên 39.900 đồng; SSI +2,8% lên 31.700 đồng... là các mã đóng góp tích cực nhất vào đà tăng chung của chỉ số.

HPG khớp lệnh 11 triệu đơn vị, dẫn đầu HOSE. SSI khớp 7,1 triệu đơn vị  - là mã có thanh khoản đứng thứ 3. Đây cũng là 2 mã được khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên này: FPT được mua hơn 3,5 triệu cổ phiếu, SSI là gần 2 triệu cổ phiếu.

Cũng như diễn biến chung của các bluechips, nhóm ngân hàng cũng phân hóa và hút mạnh dòng tiền. CTG và MBB cùng khớp hơn 6,1 triệu đơn vị; VPB và STB cùng khớp hơn 3,7 triệu đơn vị; VCB và BID cùng khớp hơn 2,5 triệu đơn vị; khớp trên 1 triệu đơn vị có TCB và HDB.

Nhóm bất động sản - xây dựng bị bán mạnh nên đa phần giảm điểm, từ các mã thị giá cao như VIC, VHM, VRE, NVL... đến các mã nhỏ hơn như DXG, HBC, FLC, SCR, DIG, DLG, QCG...

Mã FLC khớp 10,49 triệu đơn vị, giảm 1,4% về 6.420 đồng. Nhưng ROS tăng 3,6% lên 43.000 đồng, khớp lệnh 1.37 triệu đơn vị.

HNG giảm 0,3% về 15.900 đồng, khớp lệnh 1,2 triệu đơn vị, trong khi HAG tăng 1,5% lên 6.900 đồng, khớp lệnh 6,57 triệu đơn vị.

Các mã TTF, TDG giữ vững sắc tím, lần lượt đạt 3.300 đồng và 6.510 đồng, trong đó TTF khớp 3,44 triệu đơn vị và còn dư mua trần khá lớn.

Trên sàn HNX, sắc xanh xuất hiện trong suốt phiên giao dịch, dù chỉ số sàn này giằng co mạnh. Thanh khoản duy trì ở mức khá, dù sụt giảm.

Đóng cửa, với 87 mã tăng và 75 mã giảm, HNX-Index tăng 0,62 điểm (+0,56%) lên 112,24 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 43,9 triệu đơn vị, giá trị 659,9 tỷ đồng, giảm 13% về khối lượng và 3% về giá trị so với phiên 27/8. Giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 9 tỷ đồng.

Với sức cầu tốt, nhiều mã lớn đã tăng điểm để hỗ trợ HNX-Index. SHB +1,2% lên 8.500 đồng; ACB +0,3% lên 38.900 đồng; PVS +0,2% lên 20.800 đồng; VCG +0,5% lên 18.600 đồng; VGC +0,6% lên 18.000 đồng; NTP +2% lên 46.400 đồng...

SHB khớp 12,94 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn. Tiếp đó là ACB khớp 5,15 triệu đơn vị, PVS khớp 4,2 triệu đơn vị, VCG và VGC cùng khớp trên 2 triệu đơn vị...

Các mã thị giá nhỏ DPS, KSQ, HKB, HKT... tăng trần, trong khi PVX, SDD, SPI, VST... giảm sàn.

Mã SRA sau khi "nghỉ ngơi" phiên cuối tuần qua đã có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp lên 43.800 đồng, cũng là phiên trần thứ 16 từ đầu tháng 8.

Trên sàn UPCoM, diễn biến trái ngược với 2 sàn niêm yết khi giao dịch ở sắc đỏ trong phần lớn thời gian giao dịch, thanh khoản giảm mạnh.

Đóng cửa, với 85 mã tăng và 72 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,27 điểm (-0,52%) về 51,28 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 9,35 triệu đơn vị, giá trị 133,69 tỷ đồng, giảm 23% về khối lượng và 25% về giá trị so với phiên 27/8. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 118.000 đơn vị, giá trị 7,9 tỷ đồng.

Mã POW phiên này khớp 1,5 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn và cũng là mã tăng suy nhất trong số 4 mã có thanh khoản cao nhất là LPB, VEA và ART.

Nhiều mã lớn khác như HVN, OIL, VIB, DVN, SDI... cũng đều giảm điểm.

Ông chủ thành nhà đầu tư “mua đáy, bán đỉnh”
Thị trường chứng khoán diễn biến bất ngờ, xuống đáy, nhưng nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và những người liên quan vẫn tiếp tục mua ròng trên...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư