-
Lợi nhuận năm 2024 của EVNFinance vượt 20% kế hoạch -
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết -
Giảm thiểu gian lận thuế kinh doanh qua mạng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025
Diễn biến VN-Index phiên ngày 5/12 |
Thị trường tiếp diễn giao dịch khá yên ả trong phiên chiều, khi VN-Index đã dần lấy lại ngưỡng tham chiếu trong những phút đầu giao dịch, thậm chí đã có thời điểm tăng giá với sự cân bằng trở lại giữa các mã tăng và giảm, nhưng sau đó biến động của VN-Index là không nhiều và lực bán dứt khoát về cuối phiên đã khiến chỉ số đóng cửa trong sắc đỏ.
Thanh khoản thị trường chỉ giảm nhẹ không đáng kể, trong đó đáng chú ý là TCB theo sau EIB phiên hôm qua có giao dịch tương đối tốt với hơn 22,33 triệu cổ phiếu, giá trị 578 tỷ đồng.
Đóng cửa, sàn HOSE có 142 mã tăng và 144 mã giảm, VN-Index giảm 1,7 điểm (-0,18%), xuống 957,14 điểm. Tổng khối lượng giao địch đạt hơn 212,45 triệu đơn vị, giá trị 4.835,5 tỷ đồng, giảm nhẹ 6% về khối lượng và 3% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 58,4 triệu đơn vị, giá trị 1.467 tỷ đồng.
Trong phiên chiều nay, sự cân bằng trở lại đến từ cả nhóm cổ phiếu lớn và toàn sàn HOSE nói chung so với phiên sáng.
Theo đó, nhóm cổ phiếu lớn có một số nới đà giảm như VHM -1,6% xuống 80.700 đồng; SAB -1% xuống 245.500 đồng; VJC -1,1% xuống 131.400 đồng; HDB -1,6% xuống 31.200 đồng; và đặc biệt là VNM khi mất 2,6% xuống 133.000 đồng là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến chỉ số.
Ngược lại, tăng khá là BID +1,35% lên 33.850 đồng; HPG +2% lên 35.300 đồng; BVH +4,4% lên 102.500 đồng; TPB +1,54% lên 26.400 đồng;
Còn lại, các mã khác chỉ lình xình, tăng/giảm nhẹ như GAS -0,4%; STB -0,8%; NVL -0,9%; VIC +0,1%; VCB +0,3%; TCB +0,7%; CTG +0,8%; PLX +0,2%...
Đáng chú ý, EIB phiên hôm qua tăng khá với giao dịch thỏa thuận khủng thì phiên hôm nay bốc hơi 2,8% xuống 13.750 đồng.
Rổ 30 cũng đã trở lại, thậm chí các mã tăng còn chiếm ưu thế, mặc dù không quá lớn, với 15 mã tăng so với 12 mã giảm. Tuy nhiên, thì ngoài một số cổ phiếu biến động nêu trên thì các mã hồi trở lại cũng chỉ có mức tăng khiêm tốn như KDC +0,2%; PNJ +0,4%; DHG +0,2%; SSI +0,2%...
Thanh khoản tốt nhất vẫn là MBB với hơn 12,88 triệu đơn vị; HPG với hơn 8 triệu đơn vị; STB có 6,6 triệu đơn vị. Đây cũng là 3 mã thanh khoản cao nhất HOSE phiên hôm nay.
Tiếp theo là CTG có hơn 5 triệu đơn vị; VPB có 4,4 triệu đơn vị; HSG có 3,2 triệu đơn vị…
Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ ngoài một số giữ được sắc xanh từ sớm thì cũng có một số hồi trở lại và kết phiên tăng điểm với ITA, KBC, AAA, HTT, SCR, lDG, OGC, DXG, PHR, HHS, DLG…khớp lệnh từ hơn 1 triệu đến 5,5 triệu đơn vị.
Trái lại, sắc đỏ bao phủ FLC, PVD, ASM, QCG, IDI, DIG, HAG, VND, DCM, NLG, ANV, KMR…khớp lệnh từ 0,8 triệu đến 2,2 triệu đơn vị, riêng FLC có 3,86 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng có sự cố gắng khi nhích lên trên tham chiếu trong phiên chiều, mặc dù sau đó cũng có sự rung lắc nhẹ, nhưng kết phiên vẫn có được sắc xanh, mặc dù cũng chỉ là xanh nhạt.
Đóng góp lớn cho chỉ số vẫn là các mã tăng tốt trong phiên sáng như VCG +4,4% lên 21.500 đồng, mặc dù có thời điểm đã leo lên mức giá trần; VGC +1,72% lên 17.700 đồng; CEO +3% lên 13.900 đồng; PSG +2,7% lên 30.100 đồng; TV2 +5,2% lên 122.000 đồng; SHB +1,3% lên 7.700 đồng; DNP +7,1% lên 15.000 đồng; VCS +1% lên 74.200 đồng…
Ngược lại thì ACB -0,3% xuống 31.000 đồng; PVS -0,5% xuống 20.100 đồng; DGC -3,8% xuống 48.100 đồng; DBC -0,75% xuống 26.300 đồng; MBS -0,7% xuống 15.100 đồng, cùng HUT, CAG, SHS đứng tham chiếu.
Khớp lệnh cao nhất là PVS với hơn 6 triệu đơn vị; VCG có 5,6 triệu đơn vị; SHB có 4,58 triệu đơn vị; ACB có 3,44 triệu đơn vị; VGC có 2,83 triệu đơn vị; CEO có 2,6 triệu đơn vị…
Đóng cửa, sàn HNX có 81 mã tăng và 65 mã giảm, HNX-Index tăng 0,35 điểm (+0,33%), lên 107,74 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 41,88 triệu đơn vị, giá trị 639 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,75 triệu đơn vị, giá trị 58,5 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng có tín hiệu phục hồi ngay khi giao dịch trở lại, tuy nhiên lực cầu lại chỉ kịp đưa chỉ số lên trên tham chiếu đôi chút khi đóng cửa.
Sự phân hóa tiếp diễn với sắc xanh của POW, OIL, QNS, VIB, MSR, VGI, NTC, MCH…trong khi mất điểm là VEA, HVN, DVN, KOS, ACV…cùng một số đứng tham chiếu như BSR, LPB, VGT, MPC.
Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,01 điểm (+0,03%), lên 53,38 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10,93 triệu đơn vị, giá trị 230,55 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 13,49 triệu đơn vị, giá trị 109,3 tỷ đông.
-
Giảm thiểu gian lận thuế kinh doanh qua mạng -
Chứng khoán VPS: Dư nợ margin cao kỷ lục, báo lãi gần 1.100 tỷ đồng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
BSR chính thức niêm yết HoSE, vốn hóa hơn 66.970 tỷ đồng -
Cổ phiếu công nghệ bứt phá, VN-Index tăng gần 7 điểm -
VNSC by Finhay hoàn tất phân phối 300 tỷ đồng trái phiếu Chứng khoán DNSE
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/1 -
2 Nhà đầu tư phải cam kết gì nếu áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt -
3 Cuộc chiến thương hiệu: KDF bị cấm dùng nhãn hiệu “Celano”, liên quan đến cả show “Anh trai Say Hi” -
4 Lãi suất điều hành sẽ giảm thêm để hỗ trợ tăng trưởng? -
5 Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”