
-
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025
-
“Ém” thông tin trái phiếu, BB Power Holdings bị phạt
-
Cổ phiếu nhà Vingroup kéo VN-Index tăng hơn 12 điểm, khối ngoại gom ròng 580 tỷ đồng
-
Chốt ngày chính thức vận hành hệ thống KRX vào 5/5/2025
-
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier -
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Sau 2 phiên tăng tốc vào đầu tuần, thị trường đã quay đầu đi xuống trước áp lực bán gia tăng và tập trung vào nhóm cổ phiếu lớn. Tuy đà giảm không quá lớn giúp VN-Index vẫn đứng vững trên mốc 950 điểm nhưng giao dịch diễn ra khá trầm lắng bởi tâm lý nhà đầu tư thận trọng.
Diễn biến thận trọng vẫn theo sát thị trường trong phiên sáng cuối tuần ngày 7/12. Dù dòng tiền tham gia không quá mạnh nhưng lực mua kỹ thuật đã xuất hiện từ khá sớm giúp VN-Index nhanh chóng lấy lại sắc xanh và thậm chí có thời điểm được kéo lên mốc 960 điểm nhờ sự trở lại tích cực của các cổ phiếu bluechip và vốn hóa lớn.
Đà tăng được duy trì ổn định khi bước sang phiên giao dịch chiều đã nhanh chóng kéo VN-Index vượt qua mốc 960 điểm. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư vẫn thận trọng và chưa tự tin xuống tiền mạnh trong khi áp lực bán có phần gia tăng trong nửa cuối phiên chiều khiến đà tăng bị chặn lại, VN-Index chưa thể chinh phục thành công ngưỡng kháng cự trên.
Đóng cửa, sàn HOSE có 176 mã tăng và 111 mã giảm, chỉ số VN-Index tăng 3,77 điểm (+0,39%) lên 958,59 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 190,37 triệu đơn vị, giá trị 4.336,99 tỷ đồng, tăng 6,27% về lượng và hơn 12% về giá trị so với phiên hôm qua.
Giao dịch thỏa thuận đạt 38,8 triệu đơn vị, giá trị 1.253,48 tỷ đồng. Trong đó, riêng TCB thỏa thuận 23,59 triệu đơn vị, giá trị 622,46 tỷ đồng; NVL thỏa thuận 2,05 triệu đơn vị, giá trị 133,25 tỷ đồng.
Dù đà tăng không quá lớn nhưng hầu hết các cổ phiếu trong nhóm VN30 đều giao dịch trên mốc tham chiếu, ngoại trừ BMP, CII, DPM giảm nhẹ. Trong đó, ông lớn VNM có công lớn nhất khi tăng 1,7% lên 133.900 đồng/CP.
Theo thông báo mới nhất của VNM, Công ty sẽ điều chỉnh ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông trả cổ tức đợt 2/2018 từ ngày 31/12 sang ngày 28/12, thời gian thanh toán vẫn giữ nguyên từ ngày 28/2/2019.
Bên cạnh đó phải kể đến lực đỡ từ một số mã lớn khác như GAS tăng 1,3% lên 96.300 đồng/CP, MSN tăng 1% lên 84.600 đồng/CP, PLX tăng 1% lên 61.100 đồng/CP, ROS tăng 4,9% lên 37.800 đồng/CP…
Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn duy trì đà tăng nhẹ nhưng vẫn là tâm điểm thu hút dòng tiền. Trong đó, MBB dẫn đầu thanh khoản trên sàn HOSE với 11,4 triệu đơn vị được khớp lệnh và đóng cửa tại mốc tham chiếu 22.500 đồng/CP.
Các mã khác cùng họ cũng nằm trong top 10 mã thanh khoản tốt nhất sàn là STB với hơn 5 triệu đơn vị, CTG khớp 4,31 triệu đơn vị, VPB khớp 4,27 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, áp lực bán gia tăng cũng khiến HNX-Index có lúc bị đẩy lùi về dưới mốc tham chiếu, tuy nhiên may mắn đã lấy lại được sắc xanh ở cuối phiên nhờ lực đỡ từ một số mã lớn.
Đóng cửa, HNX-Index tăng nhẹ 0,04 điểm (+0,03%) lên 107,14 điểm. Thanh khoản nhích nhẹ so với phiên hôm qua với tổng khối lượng giao dịch đạt 36,38 triệu đơn vị, giá trị 503,48 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,37 triệu đơn vị, giá trị 27,31 tỷ đồng.
Một số mã lớn hỗ trợ giúp thị trường bảo toàn sắc xanh như VCS tăng 2,7% lên 75.200 đồng/CP, VGC tăng 0,6% lên 17.700 đồng/CP, DGC tăng 2,7% lên 48.800 đồng/CP, PHP tăng 8,3% lên 11.800 đồng/CP...
Trái lại, ACB có phiên thứ 5 giảm liên tiếp, với mức giảm 0,6% và kết phiên tại mức giá 30.600 đồng/CP, VCG giảm 2,39% xuống 20.400 đồng/CP, PVS giảm 1,46% xuống 20.200 đồng/CP…
Trong đó, VCG có khối lượng khớp lệnh lớn nhất sàn HNX với 4,46 triệu đơn vị; tiếp theo là PVS với 3,43 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công.
Trên sàn UPCoM, đà tăng khá ổn định trong suốt phiên chiều.
Kết phiên, UPCoM-Index tăng 0,43 điểm (+0,81%) lên 53,78 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 11,29 triệu đơn vị, giá trị 206,18 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 11,79 triệu đơn vị, giá trị 190,58 tỷ đồng.
Top 5 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất sàn là LPB với 1,79 triệu đơn vị, POW với 1,2 triệu đơn vị, BSR và QNS hơn 1,1 triệu đơn vị, AVF với hơn nửa triệu đơn vị.
Bên cạnh POW, VGT, OIL, LPB đều nhích nhẹ 1 bước giá, các mã lớn khác cũng tăng khá tốt góp sức hỗ trợ thị trường như HVN tăng 1,7% lên 34.900 đồng/CP, MCH tăng 5,6% lên 99.500 đồng/CP, VEA tăng 1,1% lên 37.800 đồng/CP, VIB tăng 1% lên 19.700 đồng/CP, DVN tăng 2% lên 15.600 đồng/CP, QNS tăng 1,4% lên 43.400 đồng/CP…

-
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier -
Thị trường IPO tìm cơ hội trong thách thức -
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung -
Kịch tính phiên 22/4: Sau khi giảm sâu, VN-Index hồi phục ngoạn mục về sát mốc 1.200 điểm -
Quỹ ETF nội quy mô hơn 9.800 tỷ đồng mua bán gì trong kỳ cơ cấu quý II? -
Tự doanh giảm mạnh, SHS đang nắm những mã cổ phiếu nào? -
Lãi quý đầu năm 2025 của Nam Tân Uyên tăng 5,8% lên 69 tỷ đồng
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)