
-
Đức đạt thỏa thuận với EU về việc sử dụng động cơ đốt trong
-
Deutsche Bank sẽ không là “Credit Suisse” tiếp theo
-
Dấu hiệu cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn ổn định
-
Các "gã khổng lồ" công nghệ kiếm bộn nhưng vẫn mạnh tay sa thải
-
Fed nặng nỗi lo lạm phát, có thể tăng lãi suất vượt ngưỡng 5% -
UBS mua lại Credit Suisse với giá 3,2 tỷ USD
![]() |
Công nhân nhà máy Philips tại Dreux, miền Trung nước Pháp. Ảnh: AFP |
Một nửa trong số việc làm bị cắt giảm sẽ được thực hiện trong năm nay. Phía Philips cho biết thêm rằng, nửa còn lại sẽ bị cắt giảm trong năm 2025, theo hãng tin Reuters.
Tân giám đốc điều hành Philips, ông Roy Jakobs, phát biểu trên đài CNBC hôm 30/1 rằng, đó là "sự can thiệp cần thiết để giúp chúng tôi trở nên cạnh tranh và đi theo con đường phát triển trên thị trường".
"Chúng tôi đã làm việc rất nỗ lực để tái tập trung vào công nghệ y tế và hiện chúng tôi đã xây dựng được một danh mục đầu tư rất mạnh ở đó, nơi chúng tôi nắm giữ cơ hội 70% vị trí số 1 hoặc 2", ông Roy Jakobs khẳng định.
Giám đốc điều hành Philips thừa nhận: "Tuy nhiên, chúng tôi đã không khai thác được giá trị từ những phân khúc đó vì chúng tôi đã không thực hiện tốt. Vì vậy, chiến lược mà tôi đề cập hôm nay tập trung rất nhiều vào tăng trưởng hữu cơ, tập trung vào danh mục đầu tư mà chúng tôi có và tận dụng tối đa chúng".
Nỗ lực tổ chức lại công ty được công bố vào tháng 10 năm ngoái nhằm cắt giảm 5% lực lượng lao động, tương đương 4.000 việc làm, trong bối cảnh Philips phải khắc phục hậu quả từ việc thu hồi hàng triệu máy điều trị chứng ngưng thở khi ngủ do lo ngại bọt trong máy có thể gây độc hại.
Lực lượng lao động bị cắt giảm được kỳ vọng giúp lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITA đã điều chỉnh) của Philips đạt mức "low-teens" (khoảng từ 10 - 12% - BTV) vào năm 2025 và tăng lên mức "mid-to-high-teens" (khoảng từ 13-19%) kể từ sau 2025, với mức doanh số bán hàng có thể tăng trưởng 1 con số.
Ông Jakobs cho biết thêm, việc tinh gọn bộ máy cũng sẽ giúp cải thiện chất lượng và an toàn cho bệnh nhân cũng như độ tin cậy của chuỗi cung ứng sản phẩm.
Ngoài ra, đại diện Philips cho rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau thời gian chống dịch Covid-19 một cách khắc nghiệt có thể giúp kích thích nhu cầu sản phẩm trong năm 2023, mặc dù công ty này vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trên thị trường do các yếu tố như nhân viên đau ốm và các bệnh viện trong tình trạng quá tải để lắp đặt thiết bị.
Philips có trụ sở chính tại Amsterdam, Hà Lan. Theo công bố mới đây, lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITA đã điều chỉnh) của công ty này trong quý IV/2022 đạt 651 triệu euro (tương đương 707,18 triệu USD) và kết quả này gần như ổn định so với mức 647 triệu euro trong cùng kỳ năm trước.
Trước đó, các nhà phân tích ước tính trong một cuộc thăm dò của Reuters rằng lợi nhuận cốt lõi của Philips sẽ giảm trung bình còn 428 triệu euro.

-
Deutsche Bank sẽ không là “Credit Suisse” tiếp theo -
Tổng giám đốc IMF kêu gọi cảnh giác trước các rủi ro tài chính -
Gần 100 tỷ USD rút ra khỏi các ngân hàng nhỏ, bất chấp trấn an của Fed -
Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch bán cổ phiếu Twitter nội bộ với định giá 20 tỷ USD -
Sôi động thị trường thương mại điện tử Thái Lan -
Dấu hiệu cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn ổn định -
Mỹ: Fed có thể tiếp tục tăng lãi suất khi bất ổn tài chính dịu xuống
-
Hội thảo khảo sát môi trường đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp điện tử Trung Quốc
-
TKV: Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý kỹ thuật công nghệ, quản trị chi phí khối khoáng sản - hóa chất
-
Ứng dụng gọi xe đầu tiên có lãi tại Việt Nam
-
ICAEW xây dựng cộng đồng Chartered Accountant vững mạnh tại Việt Nam
-
Bosch Việt Nam đạt chứng nhận “Great Place to Work” năm 2023
-
Sika tổ chức triển lãm “Hành trình 30 năm xây dựng niềm tin tại Việt Nam”