Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Phó chủ tịch Quốc hội: Nói luật sư chỉ bảo vệ cho người có tiền thì không đúng!
Nguyễn Dũng - 02/11/2014 11:40
 
“Nếu mà nói luật sư chỉ bảo vệ cho người có tiền thì không đúng. Vì tôn chỉ mục đích của luật sư được ghi trong Luật luật sư rồi. Người ta bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế, bảo vệ lẽ phải”.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
“Kiến nghị của LĐ Luật sư là chuyện quá bình thường!”
Cắt "công chức ma" sẽ đủ tiền tăng lương
Liên đoàn Luât sư VN kiến nghị xem xét tư cách ĐBQH Đỗ Văn Đương
Đại biểu QH Đỗ Văn Đương: "Tôi không đính chính"
   
  Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu (Ảnh: TN)  

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trao đổi với phóng viên báo điện tử Infonet bên lề kỳ họp chiều 1/11 xoay quanh việc Liên đoàn Luật sư Việt Nam vừa có văn bản đề nghị xem xét tư cách đại biểu Đỗ Văn Đương:

Sau phát ngôn “Luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho người có tiền”, giới Luật sư đã phản ứng rất mạnh và Liên đoàn Luật sư đã gửi văn bản tới Chủ tịch Quốc hội đề nghị xem xét tư cách và trách nhiệm của Đại biểu Đỗ Văn Đương. Phó Chủ tịch Quốc hội nghĩ sao về điều này?

Cá nhân tôi thì chưa nhìn thấy văn bản đó. Nhưng nếu mà nói luật sư chỉ bảo vệ cho người có tiền thì không đúng. Vì tôn chỉ mục đích của luật sư được ghi trong Luật luật sư rồi. Người ta bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế, bảo vệ lẽ phải. Còn tất nhiên trong điều kiện thực tế của Việt Nam thì cũng có một bộ phận người dân không có tiền để thuê luật sư bào chữa cho mình thì cũng có hạn chế.

Nhưng trong Luật luật sư người ta đã có quy định trách nhiệm của Luật sư là phải bào chữa theo chỉ định và trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách. Đó là nghĩa vụ của họ.

Trong văn bản được gửi đi, giới luật sư họ cũng viện dẫn những lý do ấy. Vậy sẽ phải xử lý ra sao đối với trường hợp này thưa ông?  

Để tôi xem lại điều này. Nhưng tất nhiên đại biểu cũng có quyền của họ. Họ được nói ra tiếng nói, suy nghĩ của họ. Nhưng bây giờ để phán xét đúng sai thì mình cần phải xem lại.

 

Đại biểu Đỗ Văn Đương (áo trắng) kiên định với lập trường quan điểm của mình (Ảnh: ND)

Khi trao đổi với phóng viên, đại biểu Đỗ Văn Đương cũng cho rằng Hiến pháp quy định “đại biểu phát ngôn được miễn trừ trách nhiệm”. Hiến pháp hiện hành có quy định rõ điều này không, thưa ông?

Vấn đề miễn trừ trách nhiệm thì trong quá trình làm Hiến pháp cũng có tranh luận rất nhiều, xem có nên ghi hẳn điều đó hay không. Ví dụ như có truy cứu trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trước nghị trường như ở các nước hay không? Hiến pháp một số nước quy định điều đó.

Nhưng trong một xã hội như chế độ chúng ta thì vấn đề đó bản thân mỗi đại biểu phải xác định được trách nhiệm của mình. Dư luận xã hội và các cơ quan có trách nhiệm đều có xem xét việc này. Người ta phải ý thức được họ đại diện cho ai chứ.

Chúng ta chỉ có một Đảng và người đại biểu Quốc hội là đại diện cho dân, do vậy tiếng nói của đại biểu trước hết phải trên cơ sở lợi ích của người dân.

Vậy phải hiểu câu chuyện này như thế nào cho đúng, thưa ông?

Chúng ta đừng tách một vấn đề ra trong một ngữ cảnh tổng thể. Có thể đại biểu Đỗ Văn Đương cũng nói ở trong một khía cạnh như tôi vừa nói, là xã hội ta không phải tất cả mọi người ra trước tòa đều có thể có tiền thuê luật sư, mà số lượng luật sư chúng ta bây giờ cũng còn hạn chế. Nên trong Luật luật sư đã quy định khá đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của luật sư như tôi vừa nói ở trên.

Ngược lại một người nào đó ra trước tòa mà có điều kiện kinh tế thì người ta thuê luật sư giỏi, đó là thực tế. Nên có thể đại biểu Đương nói ở một khía cạnh nào đó.

Theo ông, việc gửi văn bản đề nghị như trường hợp của Liên đoàn luật sư có làm cho tâm lý của đại biểu chùn lại mỗi khi muốn đề cập đến những tồn tại, tiêu cực trong lĩnh vực nào đó?

Chuyện các tổ chức gửi văn bản nọ kia cũng như những câu chuyện nêu trên báo chí thôi, đó cũng là một kênh thông tin. Theo tôi điều đó cũng không gây ảnh hưởng đến tâm lý của đại biểu đâu, bởi vì đại biểu thường có bản lĩnh và quan điểm của họ.

Xin cảm ơn ông !

 

Văn bản Liên đoàn luật sư Việt Nam gửi Chủ tịch Quốc khẳng định: Ông Đỗ Văn Đương đã quy chụp thiếu căn cứ khi cho rằng “thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho người có tiền”.Cơ quan này kiến nghị Chủ tịch Quốc hội có ý kiến chỉ đạo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp xem xét kiểm tra và làm rõ tính xác thực của các ý kiến phát biểu của ông Đỗ Văn Đương. Đồng thời xem xét trách nhiệm và tư cách đại biểu Quốc hội, tư cách Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của đại biểu.

Giới luật sư phản ứng dữ dội với câu nói của đại biểu Đỗ Văn Đương Giới luật sư phản ứng dữ dội với câu nói của đại biểu Đỗ Văn Đương

“Cá nhân tôi vẫn mong muốn ông ấy nên đính chính lại lời phát biểu mang tính thóa mạ hơn là ý kiến xây dựng về hoạt động nghề nghiệp của giới luật sư”.

Đại biểu Quốc hội chuyên trách không nên là người có chức vụ Đại biểu Quốc hội chuyên trách không nên là người có chức vụ

() Chiều nay (22/10), góp ý với dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương góp ý: Đại biểu Quốc hội chuyên trách ít nhất phải là chuyên viên cao cấp nhưng không nên là người có chức vụ

Tham nhũng mấy năm nay Tham nhũng mấy năm nay "ổn định"

() Sáng nay (21/10), thảo luận tình hình kinh tế xã hội năm 2014 và các báo cáo Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, Đại biểu Đỗ Văn Đương – Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh bức xúc vì tình hình tham nhũng, lãng phí nhiều năm nay không thuyên giảm.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư