-
Quảng Trị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2024 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 11/9/2024 -
Chủ tịch Tập đoàn Mitsui & Co đến thăm và làm việc tại Tasco -
FPT mở văn phòng tại Thụy Điển, thúc đẩy tăng trưởng thị trường Bắc Âu -
DongTam Group bắt tay CS Wind Corp xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện gió 200 triệu USD -
Ngành than tích cực khắc phục hậu quả bão Yagi để quay lại sản xuất bình thường
Phân tích chia sẻ của Ganesh Srinivasan, Phó chủ tịch kỹ thuật toàn cầu của Uber |
Suốt hơn 7 năm làm việc tại Yahoo với vị trí cuối cùng tại bộ phận ứng dụng trên điện thoại, ông Ganesh Srinivasan rút ra bài học, startup phải nhận thức rõ, ván bài của mình là gì. Yahoo là một ví dụ cụ thể. Biểu tượng này đã thất bại do khủng hoảng về nhận diện thương hiệu. Họ đứng giữa ngã ba đường không biết xác định vai trò của mình là thư điện tử, cổng thông tin hay công cụ tìm kiếm.
“Trên chính con đường đi của mình, họ đã tự mâu thuẫn trong nội tại và từ đó, nguồn lực không được phân bổ hợp lý. Thêm vào đó, Facebook và Netflix tiếp tục xuất hiện và đẩy lùi Yahoo. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề (Jack of all trades and master of none) và Yahoo đã giỏi chín nghề nhưng cũng chẳng giỏi nghề gì cả”, ông Ganesh Srinivasan chia sẻ.
Sau khi thôi việc tại Yahoo, ông chuyểnsang Linkedin vì ít nhất thì Linkedin biết rõ họ là ai, phục vụ đối tượng chuyên biệt nào và phải làm gì để thực hiện được điều đó. Nhưng sau 3 năm, ông nhận ra, bản thân muốn làm góp sức trong một sản phẩm mà mọi người đều có thể sử dụng hàng ngày và chuyển sang làm việc tại Uber từ tháng 5/2014.
Từ quản lý vài người lên 700 kỹ sư như hiện tại, ông nhận thấy, số lượng này không quan trọng bằng quy mô phát triển của Uber từ vài thành phố lên hơn 500 thành phố trên thế giới.
“Quản lý đội ngũ kỹ sư này cũng khá phức tạp vì chúng tôi phụ trách việc đơn giản hóa tối đa phần mềm cho người sử dụng. Nhưng quan trọng nhất phải có nền tảng vững chắc, rồi mới tính đến chất lượng và số lượng kỹ sư cần có. Nghĩa là cần có nền tảng và nhắm được, đoạn đường, mục tiêu mà mình hướng đến, thay vì cứ mò mẫm xây trong bóng tối và hoang mang về lối thoát”, Phó chủ tịch kỹ thuật Uber nói.
Đồng tình với quan điểm này, ông Đặng Việt Dũng, CEO Uber Việt Nam chia sẻ, từng có những thông cho rằng, để làm ra app như Uber chỉ cần 100.000 USD với vài kỹ sư. Nhưng vấn đề mấu chốt ở chỗ, app đó có thể giúp mở rộng quy mô nhanh hay trên nền tảng vững chắc hay chỉ là những mảnh ghép chắp vá, khó thay đổi. Ông cho biết thêm, sản phẩm phải trả lời câu hỏi là giải quyết vấn đề gì cho người tiêu dùng.
Đội ngũ kỹ sư không thể hiểu rõ người tiêu dùng cần gì bằng đội ngũ nghiên cứu thị trường. Việc copy mô hình thành công của nước khác là không sai nhưng phải biến hóa làm sao cho phù hợp, giải quyết vấn đề với thực tế địa phương. WeChat là ví dụ điển hình khi giải quyết rất tốt vốn đề nội địa của Trung Quốc mà không phải ứng dụng nào cũng làm được đó là app hỗ trợ đánh máy tiếng Trung Quốc.
Ông Ganesh Srinivasan còn cho biết, ông vô cùng sốc khi khởi nghiệp tại quê nhà và khi đặt chân đến Silicon valley và nói: “Tôi từng có 2 dự án khởi nghiệp và đều thất bại dù huy động được 100 triệu USD. Nhưng suốt quá trình khởi nghiệp này, hầu như tôi luôn mặc áo vest, thắt cà vạt... còn khi đến Silicon Valley, mọi người mặc áo thun, còn đi cả dép lê. Tôi nhận thấy, kinh nghiệm của bạn, bề ngoài của bạn không quan trọng bằng ý tưởng hay công nghệ mà bạn sở hữu có tác dụng như thế nào đến đời sống xã hội ngoài kia”.
Cả hai đại diện này đều cho rằng, thung lũng Sillicon là nơi tốt để khởi nghiệp vì ở đây có văn hóa chấp nhận thất bại như một chuyện đương nhiên.
“Có người nói khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay như phong trào nhưng tôi thấy có phong trào tốt và không tốt. Còn khởi nghiệp là phong trào tốt. Người trẻ càng xông pha, càng làm nhiều sẽ càng học được nhiều. Không làm gì ta mới gọi là thất bại”, CEO Uber Việt Nam nói.
Đại diện Uber Việt Nam cũng đưa ra lời khuyên rằng các starup Việt Nam đừng e sợ hoặc nản chí khi thất bại và đừng quá lo lắng vì chưa nhận được vốn đầu tư vì nếu sản phẩm tốt, nhà đầu tư sẽ tự tìm đến.
-
Toshiba Lifestyle hướng đến dẫn đầu thị trường APAC: Chiến lược liều lĩnh hay được tính toán bằng những bước tiến vững vàng? -
FPT mở văn phòng tại Thụy Điển, thúc đẩy tăng trưởng thị trường Bắc Âu -
Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu cải thiện, đạt 73% dự toán -
DongTam Group bắt tay CS Wind Corp xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện gió 200 triệu USD -
Ngành than tích cực khắc phục hậu quả bão Yagi để quay lại sản xuất bình thường -
Doanh nghiệp kiến nghị gì với Hải quan -
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan: Tập trung cải cách, tạo thuận lợi cho thương mại
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh