Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 01 tháng 05 năm 2024,
Phó thống đốc Đào Minh Tú: Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét gia hạn Thông tư 02
Thùy Vinh - 05/04/2024 16:27
 
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét gia hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN thêm 6 tháng, thay vì hết hiệu lực từ tháng 6/2024.

Tín dụng đến cuối tháng 3 tăng 0,61%

Phát biểu trực tuyến tại Hội thảo "Khơi thông nguồn vốn ra thị trường", do Báo tuổi trẻ tổ chức chiều ngày 5/4, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho hay, để thúc đẩy tín dụng, ngay từ đầu năm, ngành ngân hàng đã tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng như giảm lãi suất.

Phó thống đốc  Đào MInh Tú phát biểu tại hội thảo chiều ngày 5/4.

Đến nay, lãi suất bình quân huy động và cho vay đối với các giao dịch phát sinh mới lần lượt ở mức 3,1%/năm và 6,5%/năm, giảm tương ứng khoảng 0,4%/năm và 0,6%/năm so với cuối năm 2023. Hoạt động sản xuất, kinh doanh đã dần phục hồi. Tính đến 27/3, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt hơn 13,651 triệu tỷ đồng, tăng 0,61% so với cuối năm 2023.

Tín dụng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ưu tiên. Theo đó, đến cuối tháng 2, tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn chiếm 24,35% dư nợ toàn nền kinh tế; Tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 17,94%; Tín dụng lĩnh vực xuất khẩu chiếm 2,25%; Tín dụng lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chiếm 2,75%...

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, tín dụng đầu năm tăng thấp do yếu tố mùa vụ của dịp Tết Nguyên đán và khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp chưa cao. Nhưng điểm sáng của hoạt động ngân hàng là tín dụng đã phục hồi, tăng trưởng trở lại trong tháng 3. Vì thế, cần tập trung bàn các giải pháp khơi thông tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất - kinh doanh và góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng

Cũng theo Phó thống đốc Tú, trước bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, tác động đến kinh tế Việt Nam. Sắp tới được biết Thủ tướng tiếp tục có chỉ thị yêu cầu các bộ ngành làm sao hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn nữa để tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tễ vĩ mô. Dù vốn ngân hàng dồi dào nhưng vẫn là vấn đề khó khăn đối với một số doanh nghiệp, nhất là hiện lãi suất thấp nhất trong 20 năm qua. Vấn đề còn lại là làm thế nào để khơi thông được dòng vốn.

Trong đó, đối với các ngân hàng thương mại, ngân hàng luôn đảm bảo thanh khoản đầy đủ, thậm chí dư giả. Ngoài ra, phía cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nước sử dụng các công cụ chính sách để đảm bảo tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn.

Hạn mức tín dụng đã Ngân hàng Nhà nước giao cho ngân hàng thương mại ngay từ đầu năm với 15%. Nếu như điều kiện nền kinh tế cho phép, nền kinh tế cần vốn cho các lĩnh vực là động lực tăng trưởng thì có thể tăng hạn mức tín dụng lên”, ông Tú nhấn mạnh.

Về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ông Tú cũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo thông tư 02. Để tiếp tục tạo điều kiện cho khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ gia hạn thông tư 02 thêm 6 tháng nữa, thay vì kết thúc vào 30/6/2024.

Agribank hiện thực hóa Thông tư 02/2023/TT-NHNN, tích cực hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn
Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ khách hàng vượt qua khó...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư