-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan phát biểu từ đầu cầu TP.HCM |
Cho rằng, cuộc chiến chống dịch vừa qua đã mất mát quá nhiều khi có tới 20.000 đồng bào ra đi, đại biểu đề nghị cần chính sách cụ thể về xây dựng y tế cơ sở.
Y tế cơ sở không chỉ cần tiền
Phát biểu tại phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội sáng 8/11, từ đầu cầu TP.HCM, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) chỉ ra nhiều bất cập của hệ thống y tế.
Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, bên cạnh con số 20.000 người tử vong do Covid-19, còn có nhiều bệnh nhân chưa được chăm sóc tốt do Covid-19 và phải gián tiếp ra đi vì Covid-19.
Cần xem lại thực trạng hệ thống y tế cơ sở, hiện chỉ 30% ngân sách dành cho y tế dự phòng, y tế cơ sở cũng không đáng kể gì so với nhu cầu. Do đó cần có chính sách xuyên suốt, chủ trương quan điểm chỉ đạo của Chính phủ với Bộ Y tế để có chính sách cụ thể về xây dựng y tế cơ sở, bà Lan phát biểu.
Đại biểu phân tích, y tế cơ sở không chỉ cần tiền mà còn cần thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao để hoạt động cho tốt. "Hiện nay chính sách chúng ta chắp vá, thay đổi liên tục, như từ trung tâm y tế quận huyện chia làm ba phần bệnh viện, y tế dự phòng, phòng y tế… đã yếu còn thiếu mà vẫn phải chia ra. Dẫn tới bệnh viện chưa phải là bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng què quặt, phòng y tế chỉ làm công việc hành chính", đại biểu nói.
Từ thực tế tại TPHCM, đại biểu cho biết, khi dịch bùng phát thì tất cả trung tâm y tế dự phòng và bệnh viện quận, huyện thuộc sở y tế, nên sẽ rất khó khăn trong điều phối lực lượng.
Đại dịch Covid-19, theo đại biểu, cũng là phép thử nhìn lại năng lực điều trị thực sự, vì chỉ một cơn dịch tan tác hết. "Ta chỉ tập trung phòng chống Covid-19 trong khi các căn bệnh khác thì chưa thể. Mà các bệnh viện là các đơn vị sự nghiệp, nhưng chưa được chuẩn bị cơ sở về pháp lý, kiến thức cần thiết để đảm bảo cung ứng trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc và đặc biệt là cơ chế tài chính", bà Lan nêu bất cập.
Đại biểu Lan cũng nêu sự bất cập trong chính sách, đó là quy định bệnh nhân Covid-19 thì ngân sách nhà nước lo, nhưng phân công giữa cơ chế bảo hiểm và ngân sách chưa rõ ràng, nên gây khó khăn trong việc thanh toán.
Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, hệ thống y tế đã yếu, thiếu, nhưng lại bỏ quên lực lượng y tế tư nhân, hệ thống này chưa được huy động kịp thời và chưa có cơ chế tham gia vào phòng, chống dịch cho đúng.
"Cái gì chúng ta cũng muốn bao cấp, theo giá nhà nước, nên y tế tư nhân không tham gia được. Vắc-xin cũng chưa cho phép dịch vụ, trong khi tôi cho rằng đây là hình thức để xã hội đóng góp", đại biểu nêu quan quan điểm.
Trước Quốc hội và cử tri cả nước, bà Lan cho rằng, “tất cả những gì chúng ta phải trả giá trong thời gian vừa qua chính là hệ quả của một hệ thống y tế chưa đủ mạnh. Bên cạnh lỗi chủ quan thì còn có lỗi về chủ trương”. “Chúng ta đã thực sự ưu tiên cho y tế hay chưa? Nếu vì mục đích phục vụ người bệnh thì phải tạo điều kiện cho nhân viên y tế, cán bộ quản lý y tế có môi trường phát triển y đức, chứ không phải đến lúc xảy ra chuyện rồi thì sử dụng biện pháp hành chính và các biện pháp hình sự. Bản thân tôi thấy rất đau lòng”, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan chia sẻ.
Chính quyền cần tuyệt đối tránh hành xử theo cảm tính
Cũng tham gia thảo luận về công tác phòng chống dịch, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) nhấn mạnh số vấn đề liên quan đến việc thực thi công vụ trong công tác phòng, chống dịch.
Đó là, mặc dù Chính phủ đã có chỉ đạo thống nhất trên toàn quốc về lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải có sự quản lý, điều tiết của Chính phủ, kiên quyết không để ban hành giấy phép con, không được cát cứ, chia cắt; nhưng tại một số thời điểm, vì quá lo lắng cho địa phương mình có nơi đã đặt ra những yêu cầu cao hơn, vượt quá mức cần thiết gây ra nhiều khó khăn, tạo bức xúc cho người dân, doanh nghiệp như đặt ra những loại giấy tờ không phù hợp để đi qua các chốt kiểm soát, chưa tạo điều kiện cho người dân từ các thành phố lớn, khu công nghiệp được về quê tránh dịch….
Trong khi lãnh đạo Chính phủ thì sát sao chỉ đạo, bám sát địa bàn nhưng một bộ phận cán bộ cơ sở còn lơ là, chưa sâu sát, còn chủ quan, bị động trong phòng, chống dịch.
"Đây có thể là căn bệnh trầm kha ở một số nơi, nhưng đến thời kỳ dịch bệnh càng bộc lộ rõ hơn", bà Hoa nhận xét.
Cá biệt, đại biểu nêu, có một số cán bộ địa phương đã có hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch như đi đánh golf trong thời gian giãn cách xã hội, khi bị phát hiện lại khai báo không trung thực; có trường hợp xô xát giữa cán bộ với nhân viên lấy mẫu xét nghiệm; hoặc có trường hợp cán bộ thi hành công vụ còn xa rời thực tế, chưa bám sát nhu cầu của người dân như việc coi bánh mì không phải là mặt hàng thiết yếu…
Bên cạnh đó, theo đại biểu, có nơi còn quá cứng nhắc, thô bạo, lạm quyền trong cách hành xử với người dân, gây bức xúc trong dư luận.
Những trường hợp nêu trên tuy không phải là phổ biến nhưng đã tạo hình ảnh phản cảm, làm mất uy tín chính quyền, đại biểu nhấn mạnh.
Theo đại biểu, muốn người dân chấp hành tốt các quy định phòng, chống dịch thì trước hết cán bộ phải nêu gương, nghiêm túc chấp hành trước; nếu có sai phạm thì cũng phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Bài học rút ra ở đây là bất cứ việc gì thì cũng cần tạo sự đồng thuận của người dân, nếu người dân chưa hiểu thì cần giải thích, vận động, tuyên truyền, thuyết phục. Và trong những tình thế cấp thiết, khi vi phạm đến mức nghiêm trọng hơn thì đã có biện pháp hành chính, thậm chí xử lý hình sự. Chính quyền cơ sở cần tuyệt đối tránh việc hành xử theo cảm tính, bất chấp quy định của pháp luật, bà Hoa đúc kết.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025