
-
TP.HCM: “Lách luật” trong công bố thiết bị y tế, 70 hồ sơ bị thu hồi
-
Y học cổ truyền Việt Nam: Kết nối tinh hoa y học dân tộc với thành tựu y học hiện đại
-
Tin mới y tế ngày 19/5: TP.HCM kiểm tra, rà soát thuốc, thực phẩm chức năng giả
-
Số ca mắc bệnh hô hấp tăng mạnh, bệnh viện quá tải
-
Chuẩn hóa năng lực bác sỹ y học cổ truyền trong thời kỳ hội nhập -
Bảo vệ người bệnh, không quên bảo vệ người chữa bệnh
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng y khoa quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh kiêm Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá cho rằng, năm học mới bắt đầu, mục tiêu ngăn ngừa hút thuốc lá trong giới trẻ là một trong những mục tiêu ưu tiên trong các chính sách về Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Đây cũng là nội dung quan trọng mà Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá đã hỗ trợ các tỉnh, thành phố nhằm xây dựng trường học không khói thuốc lá trong thời gian qua.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Với sự hỗ trợ của Quỹ, sự tham gia chủ động, tích cực của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tỉnh, thành phố, công tác phòng chống tác hại thuốc lá trong trường học đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Theo Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá học sinh từ 13-15 tuổi tại Việt Nam, tỷ lệ hút thuốc trong nhóm tuổi từ 13 đến 15 tuổi giảm từ 2,5% (năm 2014) xuống 1,9% (năm 2022).
Trong nhóm tuổi từ 13 đến 17 giảm 50% (từ 5,36% năm 2013) xuống còn 2,78% (năm 2019).
Đây là những kết quả rất đáng khích lệ trong việc ngăn ngừa hút thuốc lá trong giới trẻ, bảo đảm thành công bền vững của chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Tuy vậy, các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thực trạng đáng báo động. Trong khi tỷ lệ hút thuốc lá điếu thông thường giảm thì tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ở lứa tuổi trẻ.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho rằng, thuốc lá điện tử được thiết kế đa đạng với nhiều kiểu dáng và nhiều hương vị, chủ yếu nhằm vào giới trẻ. Điều này dẫn đến việc sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh tăng nhanh.
Điều tra năm 2019 của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 15-17 tuổi tại Việt Nam là 2,6%.
Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh năm 2022 cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử học sinh độ tuổi 13 -15 là 3,5%.
Có thể thấy, chỉ sau 3 năm, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh đã gia tăng một cách đáng kể và đang gây ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của các em học sinh.
Nhân dịp năm học mới 2023-2024, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá Lương Ngọc Khuê mong muốn công tác phổ biến và tuyên truyền về phòng chống tác hại thuốc lá, thuốc lá điện tử phổ biến đến từng học sinh từ cấp học mầm non đến đại học và đến từng giáo viên, các cán bộ, nhân viên làm việc tại các trường học để góp phần xây dựng môi trường học đường không khói thuốc, bảo vệ sức khoẻ thế hệ tương lai của đất nước.

-
Chuẩn hóa năng lực bác sỹ y học cổ truyền trong thời kỳ hội nhập -
Bảo vệ người bệnh, không quên bảo vệ người chữa bệnh -
Cảnh báo đỏ về sự gian dối trong ngành mỹ phẩm -
Sắp ngừng cấp thẻ BHYT giấy, người dân đi khám bệnh cần lưu ý gì -
Vấn nạn thuốc giả đe dọa ngành công nghiệp tỷ đô -
Tin mới y tế ngày 18/5: Cao điểm kiểm tra, xử lý thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên toàn quốc -
Medlatec mở ra chương mới về chẩn đoán hình ảnh với chứng chỉ ISO 15189:2022
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu