
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế
-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án
![]() |
Một dự án giao thông từ nguồn ngân sách địa phương tại tỉnh Phú Yên đang chậm tiến độ. |
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định số 1114 ngày 19/9/2022 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thúc đẩy giải ngân kế hoạch đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2022 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo).
Cụ thể, Ban Chỉ đạo do ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên làm Trưởng ban; 4 Phó Trưởng ban bao gồm ông Võ Đình Tiến, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (Phó Trưởng ban Thường trực); ông Nguyễn Văn Hào, Phó Giám đốc Sở Tài chính; ông Nguyễn Ngọc Tứ, Phó Giám đốc Sở Xây dựng; ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo còn có 25 thành viên đến từ các sở, ban ngành của tỉnh và các Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND 9 huyện, thị xã của tỉnh Phú Yên.
Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND tỉnh Phú Yên lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.
Bên cạnh đó, Trưởng Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ phân công, chỉ đạo các thành viên căn cứ các chỉ thị và ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng và các bộ, ngành, Trung ương đề xuất các nhiệm vụ, biện pháp xử lý các tồn tại, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công cho Ban Chỉ đạo xem xét, thống nhất tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện cụ thể.
Các thành viên theo dõi, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư công và đề xuất kiến nghị của chủ đầu tư, tổng hợp ý kiến và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết kịp thời đối với các nội dung khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền.
Thành viên Ban Chỉ đạo cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương, chủ đầu tư để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động, đặc biệt là giải thích rõ các quy định củapháp luật về giá đất bồi thường và chính sách bồi thường, hỗ trợ để người dân cùng thực hiện.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu cho Ban Chỉ đạo các nội dung liên quan đến tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải ngân vốn đầu tư công của các đơn vị và địa phương.
Trước đó, theo báo cáo của UBND tỉnh Phú Yên, tính đến ngày 31/8/2022, giá trị giải ngân liên quan đến vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý là 1.548.828 triệu đồng, đạt 33,1% kế hoạch vốn Trung ương giao, bằng 24,5% kế hoạch vốn tỉnh giao.

-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án -
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025 -
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng -
Quảng Ngãi thu hồi, chuyển đổi mục đích gần 500 ha đất để thực hiện 29 dự án
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới