-
Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam lãi gần 1.121 tỷ đồng -
PV GAS sở hữu quỹ tiền mặt lên tới 44.804,4 tỷ đồng, chiếm gần nửa tài sản -
Quốc Cường Gia Lai đã làm gì để có lợi nhuận đột biến quý III/2024? -
EVNGENCO3: Doanh thu quý III/2024 đạt 6.810 tỷ đồng, tiếp tục giảm nợ vay -
Nhà thuốc An Khang đã thua lỗ gần nghìn tỷ đồng -
LG Electronics toàn cầu lập kỷ lục doanh thu quý III cao nhất trong lịch sử
Chia cổ tức 10% mỗi năm bằng cổ phiếu
Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling – Mã: PVD) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 vào ngày 4/8 tới theo hình thức trực tuyến.
Theo phương án phân phối lợi nhuận năm 2019-2020 và kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2021 vừa được công bố, công ty sẽ thực hiện chia cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu trong năm nay với tỷ lệ 10%.
Theo tờ trình, sở dĩ phương án chia cổ tức năm 2019 đã được ĐHĐCĐ năm 2020 thông qua, nhưng chưa thể thực hiện là do thủ tục cần thiết với cơ qun quản lý vốn nhà nước cần nhiều thời gian để hoàn tất.
Năm 2020, do lợi nhuận sau thuế không nhiều (110 tỷ đồng), đồng thời nhằm đảm bảo nhu cầu dòng tiền cho sản xuất đầu tư, kinh doanh, PV Drilling đề xuất giữ nguyên phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu 10% như đã được phê duyệt tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2020.
HĐQT PV Drilling lấy ý kiến cổ đông về việc chia cổ tức lần lượt năm 2019 và năm 2020 mỗi lần 10% hoặc cho phép PV Drilling trả chung cổ tức cả hai năm với tỷ lệ 20% sau khi hoàn tất thủ tục với cơ quan uản lý vốn nhà nước. Sau hai đợt chia cổ tức, vốn điều lệ của PV Drilling dự kiến tăng lên trên 5.000 tỷ đồng.
Năm 2021, PV Drilling đặt kế hoạch doanh thu 4.400 tỷ đồng, giảm 16% so với kết quả năm trước; lợi nhuận sau của cổ đông công ty mẹ chỉ 25 tỷ đồng, giảm 87% so với cùng kỳ. Với kế hoạch lợi nhuận khiêm tốn này, PV Drilling cũng lên kế hoạch chia cổ tức 10% bằng cổ phiếu.
Lỗ nặng 6 tháng đầu năm
Theo báo cáo tài chính hợp nhất vừa được công bố, quý II/2021, doanh thu thuần của PV Drilling giảm 24% so với cùng kỳ, đạt 1.112 tỷ đồng. Do biên lãi gộp được cải thiện (do giá vốn giảm mạnh) nên lãi gộp đạt 112 tỷ đồng - tăng 96% so với quý II/2020. Do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gấp đôi lên 131 tỷ đồng (do phải tăng trích lập dự phòng rủi ro), sau khi trừ chi phí và ghi nhận lai từ hoạt động khác, công ty đạt 8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 86% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, PV Drilling chỉ đạt 1.662 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm mạnh 47% so với cùng kỳ. Sau thuế, công ty lỗ 67 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 72 tỷ đồng), riêng công ty mẹ chịu lỗ 95 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 86 tỷ đồng).
Như vậy, so với kế hoạch kinh doanh chuẩn bị trình ĐHĐCĐ thông qua, đến giờ này, PVD mới chỉ đạt gần 38% mục tiêu doanh thu cả năm và khả năng khó đạt mục tiêu lợi nhuận (kế hoạch doanh thu hợp nhất 2021 đạt 4.400 tỷ đồng, lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 25 tỷ đồng).
Tại thời điểm 30/6/2021, PVD còn khoản nợ xấu 221 tỷ đồng phải thu ngắn hạn. Trong đó, công nợ với Kris Energy Campuchia – doanh nghiệp đã đệ đơn lên Tòa án đảo Cayman xin thanh lý tài sản do không có khả năng thanh toán các khoản nợ hồi đầu tháng 6 - là 95 tỷ đồng, giảm nhẹ so với số 107 tỷ đồng cuối quý 1/2021. Khoản nợ của KrisEnergy Campuchia chiếm hơn 7% khoản phải thu khách hàng ngắn hạn của PV Drilling, buộc công ty phải trích lập dự phòng bổ sung 28,5 tỷ đồng, khiến lợi nhuận giảm.
Tính đến cuối tháng 6/2021, PV Drilling đang có tổng tài sản 20.638 tỷ đồng - giảm nhẹ so với đầu năm, lượng tiền đầu tư tài chính dài hạn, về mức 894 tỷ đồng. Hàng tồn kho cũng giảm 26% về còn 713 tỷ đồng. Trong khi đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 15% lên 2.241 tỷ đồng.
Năm 2021, PV Drilling dự định chia ngân sách đầu tư 445 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư công tác chuẩn bị giàn PV Drilling V cho chiến dịch khoan với khách hàng Brunei Shell Petroleum Company Sendirian Berhad (BSP) trong quý III/2021. Hợp đồng cho thuê giàn khoan BSP gồm 6 năm chắc chắn và 4 năm tùy chọn. Đồng thời sẽ mở rộng sửa chữa khu nhà ở trên giàn khoan PV Driiling III.
Nguyên nhân nữa khiến lợi nhuận năm 2021 kém khả quan, theo nhận định của ban lãnh đạo PV Drilling là thị trường dầu tăng không chắc chắn. Bên cạnh đó, chính sách khai thác dầu của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đồng minh (OPEC+) cùng diễn biến Covid-19 sẽ là hai yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến giá dầu thế giới năm 2021, trong khi nguồn cung dầu đá phiến từ phía Mỹ vẫn bị hạn chế trong vòng 2 - 3 năm tới.
Chính vì tác động của các yếu tố vĩ mô và ước tính các chương trình khoan trong nước không nhiều, đơn giá cho thuê giàn tự nâng ở mức thấp và tình trạng cung vượt cầu khoan vẫn ở mức cao.
Năm nay, ngoài việc tập trung các hoạt động về giàn khoan và dịch vụ giếng khoan, công ty cho biết sẽ thu hồi dứt điểm công nợ từ Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) và các khách hàng khác. Cuối quý I, PVD có khoảng 100 tỷ đồng chi phí dự phòng nợ xấu, chủ yếu đến từ PVEP và Công ty Điều hành Thăm dò Khai thác Dầu khí trong nước (PVEP POC).
-
Quốc Cường Gia Lai đã làm gì để có lợi nhuận đột biến quý III/2024? -
Hoàng Anh Gia Lai Agrico kéo dài chuỗi lỗ -
SMC kéo dài chuỗi ngày thua lỗ -
EVNGENCO3: Doanh thu quý III/2024 đạt 6.810 tỷ đồng, tiếp tục giảm nợ vay -
Nhà thuốc An Khang đã thua lỗ gần nghìn tỷ đồng -
LG Electronics toàn cầu lập kỷ lục doanh thu quý III cao nhất trong lịch sử -
Lợi nhuận Hải An tăng mạnh trong quý III/2024 nhờ mở rộng đội tàu và giá cước tăng
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024
- Sabeco ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 nhờ tình hình kinh tế cải thiện và chi phí bán hàng giảm