-
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025 được dự báo tiếp đà tăng trưởng -
Hội chợ Xuân Giảng Võ 2025 phiên bản đặc biệt tổ chức tại Ocean City -
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025 -
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa
Quả vải tươi của Việt Nam có thể lỡ hẹn sang thị trường Nhật Bản, hoạt động xuất khẩu vải thiều sang thị trường truyền thống là Trung Quốc cũng được dự báo không mấy thuận lợi. |
Lận đận sang Nhật
Sau khoảng thời gian 3 năm tích cực đàm phán mở cửa thị trường của cơ quan chức năng hai nước, ngày 16/12/2019, Bộ Nông Nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (Bộ MAFF) có văn bản đồng ý cho phép xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam. Theo kế hoạch vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 năm 2020, lô vải thiều tươi đầu tiên sẽ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Tuy nhiên mới đây, Bộ Công thương cho biết, phía Nhật Bản đã gửi công hàm thông báo do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên không thể cử chuyên gia sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận hệ thống xử lí, khử trùng quả vải tươi. Vì vậy, việc xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam lần đầu tiên sang thị trường Nhật Bản sẽ không thể triển khai trong vụ thu hoạch vải năm 2020.
Thông báo bất ngờ này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch xuất khẩu vải của Việt Nam khi những công việc chuẩn bị cho những quả vải đầu tiên sang thị trường này gần như đã hoàn tất.
Hiện Hải Dương và Bắc Giang là hai địa phương có diện tích trồng vải lớn nhất cả nước. Mùa vụ vải 2020 dự kiến thu hoạch đầu tháng 6 tới. Bộ Công thương yêu cầu Sở Công thương 2 địa phương này thông tin vụ việc tới doanh nghiệp. Cơ quan này cũng cam kết sẽ kịp thời cùng địa phương tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu quả vải tươi.
Tại Hải Dương, diện tích trồng vải hiện khoảng 9.750 ha, với sản lượng mùa vụ 2020 dự kiến 45.000 tấn, tăng gần gấp đôi so với năm 2019. Hiện tỉnh này có thêm 19 vùng sản xuất vải được cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu đi Mỹ, EU, Australia... với sản lượng dự kiến 1.000 tấn. Thời gian thu hoạch vải sớm từ giữa tháng 5 và đầu tháng 6 thu hoạch vải chính vụ.
Còn tỉnh Bắc Giang năm 2020 có trên 28.000 ha vải, sản lượng trên 160.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm ngoái. Trong đó, vải sớm khoảng 45.000 tấn (6.000 ha) và vải thiều chính vụ sản lượng dự kiến 115.000 tấn. Trước diễn biến Covid-19 phức tạp, tỉnh này đã đưa ra 3 kịch bản cho xuất khẩu quả vải.
Ông Trần Văn Tú, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bắc Giang cho biết: Đến thời điểm này, Bắc Giang đã sẵn sàng đầy đủ các điều kiện để đưa quả vải thiều với chất lượng tốt nhất sang thị trường này. Hiện đã có 3 doanh nghiệp về Bắc Giang kí hợp đồng để đưa quả vải sang thị trường Nhật Bản.
“Việc Nhật Bản không thể cử chuyên gia sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận hệ thống xử lí khử trùng quả vải tươi xuất khẩu do tác động của dịch Covid-19, tỉnh đã nhận được thông tin và phổ biến kịp thời cho các đơn vị, doanh nghiệp liên quan", Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bắc Giang cho hay.
Trước nguy cơ lô vải thiều đầu tiên không thể sang Nhật vì dịch Covid-19, Bộ Công thương đã có công văn đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản làm việc với Bộ MAFF để thuyết phục phía Nhật Bản xem xét các giải pháp khác thay cho việc phải cử chuyên gia sang Việt Nam kiểm tra cơ sở khử trùng.
Cụ thể như, tạm thời ủy quyền cho các tổ chức giám định độc lập tại Việt Nam thực hiện việc này trong thời gian trước mắt hoặc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện các biện pháp kiểm tra từ xa như kiểm tra trên hồ sơ và kiểm tra thông qua truyền hình trực tiếp các cơ sở khử trùng.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Công thương cũng đã có thư gửi Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đề nghị thúc đẩy Bộ MAFF xem xét các biện pháp đặc biệt, sáng tạo trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 để tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu quả vải tươi vào Nhật Bản.
Thị trường Trung Quốc lại trùng mùa vụ
Không chỉ khó khăn tại thị trường mới, tại thị trường truyền thống là Trung Quốc, hoạt động xuất khẩu vải thiều năm nay cũng được dự báo không mấy thuận lợi.
Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công thương cho biết, theo thông tin từ Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh và Quảng Châu (Trung Quốc), năm 2020 ước tính diện tích trồng quả vải của Trung Quốc khoảng 533 nghìn ha. Dự kiến tổng sản lượng quả vải tại Trung Quốc năm 2020 đạt khoảng 2,55 triệu tấn, tăng 11,3% so với 2019 và xấp xỉ sản lượng của năm 2018 (khoảng 2,6 triệu tấn).
Điều đáng quan tâm lúc này, ngoài sản lượng của Trung quốc tăng mà khoảng 70% lượng vải tươi chính vụ của Trung Quốc được thu hoạch từ trung tuần tháng 6 đến cuối tháng 7, không lệch quá nhiều so với vải thiều Việt Nam.
Theo đánh giá của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) giá vải thiều tại Trung Quốc hiện đang dao động khoảng 30 - 50 NDT/0,5kg, tương đương 200.000 - 330.000 đồng/kg.
Vào vụ thu hoạch trong tháng 5/2020, nguồn cung vải thiều sẽ tăng. Dự kiến giá giảm xuống còn khoảng 10 NDT/0,5kg, chỉ khoảng 66.000 đồng/kg và giá có thể giảm xuống dưới 10 NDT vào cuối tháng 5/2020.
Không chỉ vậy, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản còn cho biết, nửa đầu tháng 4/2020, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, phía Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh đối với các lái xe từ Việt Nam sang giao nhận hàng hóa. Đồng thời điều chỉnh thời gian thông quan đối với hoạt động trao đổi cư dân biên giới dẫn đến việc nhiều xe hàng bị ách tắc tại cửa khẩu, trong đó chủ yếu là trái cây và nông sản. Do vậy việc xuất khẩu quả vải sang thị trường này trong thời gian tới dự kiến gặp nhiều khó khăn.
-
Máy tính, sản phẩm điện tử xuất khẩu đến ngày 15/12 tăng thêm 14,4 tỷ USD -
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025 -
Nhiều ngành hàng xuất khẩu cán đích -
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Kích cầu mua sắm dịp cuối năm trong Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án