-
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024 -
Chứng khoán và dầu mỏ lao dốc vì lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu -
Quyết định cắt giảm lãi suất của ECB sẽ trở nên khó khăn hơn -
Ngành sản xuất chế tạo của châu Á có dấu hiệu phục hồi
Trụ sở Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại Washington, D.C. Ảnh: AFP |
"Khi lạm phát giảm, chúng ta có lãi suất thực tế cao hơn trong bối cảnh nền kinh tế (Mỹ) đang chững lại; đó là công thức cơ bản để thắt chặt quá mức", bà Daly cho biết.
Chủ tịch Fed tại chi nhánh San Francisco cho rằng, sức khỏe của thị trường lao động cần được "duy trì và bảo vệ, và chúng ta phải rất lưu ý rằng nếu chính sách quá thắt chặt, thị trường lao động có thể chậm lại thêm và theo tôi, điều đó sẽ không được hoan nghênh".
Đến nay, thị trường lao động đã lắng xuống nhưng vẫn lành mạnh, bà Daly đánh giá.
Fed được kỳ vọng ra quyết định cắt giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách diễn ra trong hai ngày 17-18/9. Để đối phó với lạm phát tăng vọt, Fed đã mạnh tay tăng lãi suất cơ bản trong năm 2022 và 2023 và cơ quan này đã giữ nguyên lãi suất cơ bản ở ngưỡng 5,25 - 5,50% kể từ tháng 7/2023.
Hầu hết các nhà phân tích đều kỳ vọng Fed sẽ duy trì tốc độ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm tại cuộc họp tháng 9, mặc dù họ đang háo hức chờ đợi báo cáo việc làm tháng 8 mà Bộ Lao động Mỹ dự kiến công bố ngày 6/9. Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy thị trường việc làm Mỹ tiếp tục suy yếu, sẽ có thể kích hoạt phản ứng mạnh tay của Fed.
"Thật khó để tìm thấy bằng chứng cho thấy thị trường (lao động - BTV) đang chững lại", bà Daly nói.
Tiền lương đang tăng nhanh hơn lạm phát và người lao động vẫn đang tìm việc làm. Các doanh nghiệp Mỹ chia sẻ với bà Daly rằng họ đang "tiết kiệm" trong tuyển dụng và không "phủi tay sa thải".
Chủ tịch Fed tại chi nhánh San Francisco cho biết Fed thường dành những động thái "mạnh mẽ" vào những thời điểm triển vọng chắc chắn. Đơn cử tại thời điểm phong tỏa do đại dịch vào năm 2020, Fed đã kích hoạt quyết định cắt giảm lãi suất xuống gần bằng 0.
Triển vọng hiện tại không chắc chắn, vì lạm phát vẫn là mối quan ngại hàng đầu của các quan chức.
Bà Daly lưu ý: "Chúng ta chưa có sự ổn định về giá cả". Trong bối cảnh lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Fed, "chúng ta phải tiếp tục khẳng định phải áp lực đối với nó".
Về khả năng Fed cắt giảm lãi suất lớn đến mức nào, Chủ tịch Fed tại chi nhánh San Francisco nói: "Chúng tôi vẫn chưa biết". "Chúng tôi cần báo cáo thị trường lao động, báo cáo CPI, chúng tôi cần tất cả thông tin đầu mối - Tôi đang trong quá trình thu thập tất cả thông tin này", bà Daly nói thêm.
Ngoài ra, người đứng đầu Fed tại San Francisco khẳng định rằng bà cũng sẽ cần thảo luận dữ liệu với các đồng nghiệp hoạch định chính sách của mình. "Tôi muốn có thêm thời gian để thực hiện tất cả công việc cần thiết để đưa ra quyết định tốt nhất", bà Daly nhấn mạnh.
-
Hơn 11,4 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam sau 8 tháng năm 2024 -
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn -
Lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga vào EU vượt qua con số nhập khẩu từ Mỹ -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
Mỹ: Áp lực lạm phát đã giảm, thị trường lao động chậm lại nhưng không bị xấu đi -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024 -
Giới nhà giàu Trung Quốc nóng lòng tìm cơ hội đầu tư ở nước ngoài
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam