-
Rốt ráo lo nhân lực cho điện hạt nhân -
Khánh Hòa nêu các nhiệm vụ trọng tâm để phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá -
TP. Thái Bình chào năm mới 2025 với sức sống mới -
Ninh Thuận xác định tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân là thời cơ, động lực phát triển -
Ninh Thuận đặt ra 18 mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2025 -
“Bệ phóng thể chế" để Hà Nội bứt phá
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hồi tháng 11/2017. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) |
Chuyến thăm của Thủ tướng Liên bang Nga tới việt Nam diễn ra trong bối cảnh năm 2019-2020, hai nước sẽ tổ chức Năm Việt Nam tại Nga và Năm Nga tại Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Liên bang Nga và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện
Ngày 30/1/1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
Ngày 16/6/1994, Việt Nam và Liên bang Nga ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga, đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ hai nước trong giai đoạn phát triển mới.
Ngày 1/3/2001, Việt Nam và Nga ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược. Ngày 27/7/2012, Việt Nam và Nga ra Tuyên bố chung về tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Những năm qua, quan hệ chính trị Việt Nam-Liên bang Nga có độ tin cậy cao và không ngừng được củng cố. Trao đổi đoàn cấp cao diễn ra thường xuyên, tạo động lực mạnh mẽ cho việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Từ năm 2008, Việt Nam và Liên bang Nga thiết lập cơ chế Đối thoại chiến lược Ngoại giao-Quốc phòng-An ninh thường niên cấp Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao; năm 2013 thiết lập cơ chế Đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Quốc phòng.
Ngoài ra, hai bên tiến hành tham vấn chính trị thường kỳ cấp Thứ trưởng Ngoại giao và cấp Cục, Vụ trong khuôn khổ hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao.
Hợp tác an ninh-quốc phòng được đẩy mạnh, Việt Nam và Nga duy trì Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Nga là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Hai bên đã tiến hành Đối thoại chiến lược Quốc phòng cấp Thứ trưởng Quốc phòng lần thứ nhất vào tháng 12/2013, lần thứ hai vào tháng 3/2016, lần thứ ba vào tháng 11/2017.
Hai bên đồng quan điểm về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, phối hợp chặt chẽ và ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế như: Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)...; ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào Hội đồng Kinh tế-Xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) (Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2018, Nga nhiệm kỳ 2017-2019), Ủy ban Luật pháp quốc tế nhiệm kỳ 2017-2021; đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN-Nga.
Việt Nam đã hỗ trợ tích cực để Nga chính thức được kết nạp vào ASEM tháng 10/2010 và tham gia Cấp cao Đông Á từ năm 2011.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm của Tổng Bí thư tới Liên bang Nga vào tháng 9/2018. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) |
Hợp tác kinh tế-thương mại phát triển năng động
Hợp tác kinh tế-thương mại Việt Nam-Liên bang Nga thời gian qua phát triển năng động, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng hai nước.
Hai nước duy trì cơ chế Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật, thành lập từ năm 1992. Ủy ban liên Chính phủ họp thường niên, tháng 10/2018 đã diễn ra Khóa họp lần thứ 21 tại Moskva.
Hội đồng doanh nghiệp Việt-Nga được thành lập nhằm hỗ trợ xúc tiến thương mại, đầu tư cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Việt Nam và Nga đã công nhận lẫn nhau có nền kinh tế thị trường năm 2007.
Năm 2015, kim ngạch thương mại song phương đạt 2,2 tỷ USD, giảm 14% (theo số liệu thống kê của Nga là 4 tỷ USD), năm 2016 đạt 2,7 tỷ USD; năm 2017 đạt 3,55 tỷ USD (nhập khẩu 1,38 tỷ, xuất khẩu 2,17 tỷ), tăng 31% so với năm 2016.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nga gồm: Điện thoại, may mặc, nông, thủy, hải sản các loại... Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc, thiết bị các loại…
Hiện Nga đứng thứ 23 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 116 dự án và tổng số vốn đăng ký 990 triệu USD. Đầu tư của Nga tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dầu khí, công nghiệp chế tạo, khai khoáng, giao thông vận tải, viễn thông, nuôi trồng và đánh bắt hải sản.
Việt Nam có 22 dự án đầu tư sang Nga với tổng vốn gần 3 tỷ USD, chủ yếu của các dự án Liên doanh dầu khí Rusvietpetro và Gazpromviet, Trung tâm Văn hóa-Thương mại Hà Nội-Moskva, Chăn nuôi bò sữa và nông nghiệp của Tập đoàn TH True Milk…
Năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống chiến lược và hiệu quả, đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách Việt Nam và Nga. Bên cạnh việc tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đến năm 2030, hai nước đã thành lập các Liên doanh Rusvietpetro, Vietgazprom, Gazpromviet để mở rộng hợp tác dầu khí ở Việt Nam, Nga và các nước thứ ba.
Thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực
Các hoạt động giao lưu văn hóa được tổ chức thường xuyên, góp phần tăng cường hiểu biết, hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Nga. Hai bên tổ chức thường niên và luân phiên Những Ngày Văn hóa tại Việt Nam và Nga. Nga tiếp tục là một trong 10 thị trường tăng trưởng hàng đầu về du lịch ở Việt Nam.
Năm 2012, Việt Nam đón 176.000 lượt khách du lịch Nga, năm 2013 đón 300.000 lượt, năm 2014 đón 364.000 lượt, năm 2015 đón 340.000 lượt, năm 2016 đón 430.000 lượt, năm 2017 đón 570.000 lượt khách.
Trước đây, Liên Xô đã giúp Việt Nam đào tạo gần 40.000 cán bộ, chuyên gia giỏi thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Hiện nay, Nga tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực.
Năm 2011 Nga cấp cho Việt Nam 345 suất học bổng đại học và sau đại học tại các trường của Nga, năm 2012 tăng lên 400 suất và 70 suất dành riêng đào tạo chuyên gia hạt nhân, từ năm 2014 đến 2017 lần lượt là 600, 795 và 855, 953 suất học bổng. Hiện có khoảng hơn 5.000 sinh viên Việt Nam du học tại Nga.
Hợp tác khoa học-công nghệ tiếp tục được duy trì. Hai nước đã thực hiện gần 60 dự án nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Hợp tác nghiên cứu khoa học trong khuôn khổ Trung tâm Nhiệt đới tại Việt Nam mang lại nhiều kết quả tích cực.
Hợp tác địa phương tiếp tục được tăng cường, thông qua trao đổi đoàn và ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác. Nhiều địa phương hai nước đã thiết lập quan hệ hợp tác với nhau, đặc biệt giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Moskva, Saint-Petersburg.
Tháng 11/2013, Trung tâm Văn hóa-Thương mại Hà Nội được khai trương tại Moskva.
Do yếu tố lịch sử, cộng đồng người Việt Nam (khoảng 60.000-80.000 người) đã tồn tại và làm ăn, sinh sống tại Nga gần hai thập kỷ; có những đóng góp đáng kể cho đất nước và luôn đi đầu trong các hoạt động từ thiện.
Tại Liên bang Nga đã thành lập các tổ chức của người Việt như Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga, Hội Doanh nghiệp, Hội Cựu chiến binh, Hội Sinh viên tại Moskva, Hội Văn học Nghệ thuật, Hội Khoa học Kỹ thuật, Hội Y Dược, Hội Võ thuật, các Hội đồng hương...
Cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga tích cực học tập, cố gắng chuyển đổi hình thức kinh doanh nhằm tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nước Nga.
Cơ sở điều ước pháp lý mới cho quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã được tạo dựng khá đầy đủ và đang tiếp tục được hoàn thiện. Từ năm 1991 đến nay, đã có trên 100 văn kiện hợp tác được ký kết thuộc tất cả lĩnh vực như kinh tế-thương mại, đầu tư, dầu khí, điện hạt nhân, giáo dục-đào tạo, văn hóa-khoa học, kỹ thuật quân sự.
Việt Nam coi trọng việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga phát triển theo hướng thực chất, bền vững và hiệu quả.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Medvedev lần này nhằm tiếp tục phát triển tích cực các lĩnh hợp tác chính trị, kinh tế-thương mại, an ninh-quốc phòng, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, văn hóa, du lịch, hợp tác giữa các địa phương.
-
Ninh Thuận xác định tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân là thời cơ, động lực phát triển -
Ninh Thuận đặt ra 18 mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2025 -
“Bệ phóng thể chế" để Hà Nội bứt phá -
Nông sản phá kỷ lục xuất khẩu, tạo đà tăng trưởng cho năm 2025 -
Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án -
Tinh gọn bộ máy và những trăn trở -
Công bố Nghị quyết thành lập Thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM