Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
M&A - Cơ hội trong thị trường bùng nổ
Quản lý giao dịch M&A: Một phần quan trọng của thương vụ thành công
Cách tốt nhất để đạt tối đa giá trị từ một thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) là bắt đầu với việc lên kế hoạch quản lý cả vòng đời giao dịch.
Nhà tư vấn giao dịch M&A có năng lực sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về những gì có thể làm được

Mục đích của quản lý giao dịch M&A là để hiểu rõ các mục tiêu giá trị được xác định trong cơ sở giao dịch và xác định phương pháp đạt được các giá trị đó bằng việc lên kế hoạch cho ngày hoạt động đầu tiên và tích hợp hoàn chỉnh của hai tổ chức. Mặc dù trong suốt quá trình sẽ có nhiều gián đoạn, nhưng việc áp dụng hiệu quả một phương pháp tốt cho phép hiện thực hóa các giá trị, tối ưu thời gian tích hợp và giảm thiểu rủi ro. Để hoàn thành kế hoạch đúng hạn, đội ngũ chuyển đổi cần chuẩn bị mô hình quản trị hướng dẫn các công tác truyền thông, quản lý các thay đổi, công việc và ngân sách, cũng như tối ưu, tích hợp công nghệ và các yếu tố quan trọng khác để đảm bảo sáp nhập hiệu quả.

Sở hữu đội ngũ giàu kinh nghiệm và năng lực chuyên môn trong ngành, RSM luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt vòng đời giao dịch, từ bước đánh giá đầu tiên đến quy trình tối ưu hóa hậu mua bán.

Nếu doanh nghiệp chưa có một đội ngũ kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi này thì việc lựa chọn một đối tác quản lý giao dịch là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp sẽ cần một nhà tư vấn giao dịch M&A đáng tin cậy với năng lực và bề dày kinh nghiệm để ứng phó với các tình huống bất ngờ trong suốt quá trình thương vụ và có thể xác định các giá trị vượt ngoài các con số.

Dưới đây là 4 đặc điểm quan trọng mà một nhà tư vấn giao dịch M&A cần có:

Kiến thức rộng và kinh nghiệm vững chắc

Hầu hết các thương vụ M&A đều nhằm mục đích cộng hưởng doanh thu và tiết kiệm chi phí quy mô lớn. Chìa khóa thành công là sự am hiểu chi tiết về mối liên kết giữa tổ chức và ngành, cũng như những bộ phận nào ở hiện tại cần điều chỉnh để tối ưu nguồn lực thị trường, tận dụng tư duy nguồn nhân lực và thu được giá trị lớn hơn từ các khoản đầu tư công nghệ, đồng thời giảm chi phí mua lại khách hàng và đơn hàng.

Tiết kiệm từ việc kết hợp vận hành cho phép bên mua xác định mức giá phù hợp nhất cho các công ty mục tiêu. Ngoài ra, việc này còn giúp thiết lập công việc và mục tiêu của các cơ hội giá trị, từ doanh thu đến giá vốn, chi phí vận hành, điều chỉnh dịch vụ và giải pháp phù hợp để phân bổ vốn. Hơn nữa, không thể bỏ sót hai phần quan trọng thường bị bỏ qua trong việc cân nhắc các giá trị là những vùng cơ hội cũng như các khoản tín dụng và ưu đãi thuế.

Để tích hợp mọi thứ vào cơ sở đầu tư, nhà tư vấn giao dịch M&A nên đưa ra một chiến lược tư vấn quản lý linh hoạt gồm các năng lực kinh doanh phạm vi rộng và quản lý thay đổi. Ví dụ, hệ thống công nghệ thông tin, các ứng dụng, công nghệ tiên tiến và cơ sở hạ tầng; nhân lực và khối lượng công việc liên quan đến các yếu tố chất lượng, an toàn và sự hài lòng của khách hàng, cũng như các cơ hội tự động hóa, hay các chi phí cho bên thứ ba có thể mang lại những cơ hội lớn để tạo ra giá trị cho các tổ chức sáp nhập.

Tập trung tăng tốc tạo giá trị

Giá trị của một thương vụ M&A không chỉ được xác định bởi sự cộng hưởng của các bên, mà còn bởi tốc độ, tức thời gian hoàn tất giao dịch càng dài, thương vụ càng đắt đỏ, mặc dù tốc độ của thương vụ cũng phụ thuộc vào loại và các điều khoản giao dịch. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ và kịp thời, trong thời gian đầu, công ty mới sáp nhập có thể dựa vào thỏa thuận dịch vụ chuyển đổi (TSAs), trong đó thiết lập một số dịch vụ nhất định mà bên bán đồng ý cung cấp cho bên mua với mức giá thỏa thuận trước. Các dịch vụ này có thể đắt hơn đáng kể so với việc doanh nghiệp tự xây dựng hay thuê ngoài.

Dù TSA là giải pháp ngắn hạn tốt, nhưng đồng thời cũng rất tốn kém. Các nhà tư vấn kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp xác định phương án chiến lược chính xác và mức độ ưu tiên để chấm dứt TSA theo thứ tự và thời điểm phù hợp. Cuối cùng thì mục đích của giao dịch cũng là không chịu phụ thuộc vào TSA, đưa toàn bộ bộ máy tổ chức dưới sự điều hành của ban quản lý và vận hành kinh doanh độc lập khỏi bên bán.

Nhà tư vấn giao dịch M&A chú trọng giá trị sẽ có nhiều kinh nghiệm và bề dày kiến thức cần thiết để tối ưu hóa vận hành ở tất cả các bộ phận chức năng. Quy trình này hỗ trợ quản lý giao dịch hiệu quả từ khi mua bán đến lúc doanh nghiệp sáp nhập và vận hành độc lập.

Phương pháp toàn diện và có hệ thống

Thực hành giúp hoàn thiện, đặc biệt là trong lĩnh vực M&A, nhà tư vấn của doanh nghiệp không chỉ cần có chuyên môn vững chắc về quản lý giao dịch M&A. Dù đối với doanh nghiệp tư nhân hay vốn công, mà còn phải có phương pháp được xây dựng cẩn thận để mang lại những giá trị kinh doanh rõ ràng thông qua một chiến lược hoàn chỉnh. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thị trường M&A phức tạp hiện nay.

Các thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu và giải pháp chú trọng mang lại kết quả tối ưu có thể giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa tỷ suất hoàn vốn trong suốt vòng đời giao dịch chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công cho thương vụ. Thay vì chỉ sử dụng các bảng tính và cơ sở dữ liệu đơn lẻ để đánh giá hệ thống dữ liệu doanh nghiệp, nhà tư vấn M&A nên tận dụng tự động hóa thông minh để lọc các tập dữ liệu lớn. Việc này giúp họ xác định được dữ liệu cần thiết nhanh chóng và chính xác hơn, từ đó rút ra được đánh giá hữu ích có thể đảm bảo sự thành công của thương vụ. Họ sẽ đề xuất chiến lược quản lý thay đổi toàn diện, lấy con người làm trọng tâm, cũng như các công cụ điều khiển dữ liệu thể hiện thông tin chi tiết từ đầu đến cuối về quá trình chuyển đổi, cho phép doanh nghiệp nhanh chóng xác định được tiến độ giao dịch.

Các tài nguyên để thực hiện tạo ra giá trị trong suốt vòng đời giao dịch

Việc đạt được mục tiêu tạo ra giá trị tốt nhất đòi hỏi một đội ngũ lớn, có kinh nghiệm đa dạng ở nhiều lĩnh vực, không chỉ về thẩm định mà còn quản lý rủi ro, thuế, công nghệ, tài chính và kế toán. Chuyên gia tư vấn giao dịch M&A cần trang bị để thu hút nguồn lực và các tài nguyên cần thiết, đưa ra câu hỏi phù hợp cho các phòng ban quan trọng như nhân sự, thuế - kho, tài chính - kế toán, vận hành, sản xuất và chuỗi cung ứng để cung cấp bất kỳ góp ý chuyên môn và tài nguyên được yêu cầu để hoàn thành thương vụ nhanh chóng và hiệu quả.

Doanh nghiệp nên tìm một chuyên gia có kinh nghiệm về lập kế hoạch tích hợp và những nguồn lực để hoàn thành mục tiêu hiệu quả và tối ưu chi phí. Bộ phận công nghệ thông tin thường bị bỏ qua khi sáp nhập hai tổ chức, nhưng sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí nhất khi thực hiện tích hợp. Nếu không hiểu rõ năng lực của bộ phận công nghệ thông tin, kế hoạch cải tiến trong 100 ngày có thể mất hơn một năm để hoàn thành, hoặc có thể thất bại hoàn toàn do mức độ nghiêm trọng của các vấn đề công nghệ thông tin cần phải giải quyết. Hơn nữa, nếu không áp dụng quy trình phù hợp, ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ không thể có các báo cáo có giá trị để đưa ra quyết định sáng suốt nhằm tăng lợi nhuận kinh doanh, giúp chiến lược cải cách bộ phận công nghệ thông tin trở thành một phần của thành công.

Nhà tư vấn giao dịch M&A có năng lực sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về những gì có thể làm được với công nghệ hiện tại, tính toán chi phí vận hành theo quy trình, ước tính chi phí công nghệ phát sinh có liên quan đến công tác tích hợp, và đề xuất giải pháp ERP, CRM hoặc nền tảng vận hành nào phù hợp nhất với cơ sở đầu tư.

Để tối ưu hóa năng lực cộng hưởng và tận dụng tối đa giá trị từ một thương vụ, việc quản lý giao dịch M&A tốt thể hiện cách tiếp cận toàn diện đối với hoạt động M&A, tích hợp con người, quy trình và công nghệ. Dịch vụ tư vấn thương vụ của RSM sở hữu đội ngũ giàu kinh nghiệm và năng lực chuyên môn trong ngành. Thông qua việc giúp khách hàng đạt được mục tiêu, chúng tôi luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt vòng đời giao dịch, từ bước đánh giá đầu tiên đến quy trình tối ưu hóa hậu mua bán.

Bibica phát hành cổ phiếu, sáp nhập với Công ty phân phối hàng tiêu dùng PAN
Công ty cổ phần Bibica (HoSE: BBC) sẽ phát hành hơn 3,3 triệu cổ phần để hoán đổi toàn bộ cổ phần Công ty cổ phần Phân phối hàng tiêu dùng PAN (PAN...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư