
-
Phú Thọ: Mua đất rừng để tổ chức khai thác đất trái phép
-
Triệt phá đường dây sản xuất hàng chục loại mỹ phẩm giả tại Bắc Giang
-
Hải quan khởi tố vụ buôn lậu thuốc lá điếu số lượng "khủng"
-
Bắt 3 lãnh đạo Công ty Công trình đô thị Bắc Giang
-
Bộ Xây dựng chấn chỉnh công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng -
Buôn lậu ngày càng tinh vi, cần sự phối hợp chặt chẽ để ngăn chặn hiệu quả
![]() |
Nội dung mà các doanh nghiệp sẽ bị ngành quản lý thị trường thanh tra đều ghi rất chung chung là chấp hành quy định của pháp luật trong các lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương.
Trao đổi với báo chí, ông Lê Việt Long, Chánh Thanh tra Bộ Công Thương cho biết, kế hoạch thanh tra được xây dựng trên ý kiến chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ về quản lý nhà nước. Bộ cảm thấy lĩnh vực nào cần quan tâm thì sẽ tập trung thanh tra vào lĩnh vực đó.
Ông Long cũng cho hay, đây là công tác thanh tra thông thường. Hoạt động thanh tra thường kiểm tra hoạt động trong quá khứ, ví dụ như hoạt động năm 2017 - 2018, các đơn vị chỉ cung cấp hồ sơ tài liệu cho đoàn thanh tra. Các thành viên đoàn thanh tra sẽ không can thiệp những việc đang diễn ra tại doanh nghiệp. Nói không ảnh hưởng cũng không hoàn toàn đúng, đơn vị cũng phải có người cung cấp hồ sơ tài liệu. Nhưng việc thanh tra này không ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, ví dụ như không ảnh hưởng đến ký kết hợp đồng. Các đơn vị vẫn hoạt động bình thường. Chúng tôi làm đúng quy trình. Trên cơ sở hồ sơ của họ cung cấp, họ sẽ tiếp cận để làm thôi. Chứ không lo là vì có hoạt động thanh tra mà không triển khai được dự án, vì có hoạt động mà không ký kết hợp đồng.
“Mọi hoạt động thanh tra cũng công khai minh bạch, có quy chế người giám sát riêng. Hoạt động đoàn thanh tra và hoạt động đoàn giám sát độc lập nhau. Khi làm nội dung không phải đơn phương thanh tra kết luận mà phải có giải trình, chứ không quy chụp "ông sai, tôi sai" mà phải trên cơ sở hồ sơ tài liệu. Chúng tôi làm từ trước đến nay không có đơn vị nào phản ánh là không đúng”, ông Long nói.
Cũng liên quan đến hoạt động thanh kiểm tra của cơ quan quản lý thị trường, vào giữa tháng 11/2018, Bộ Công thương đã có Thông tư số 35/2018/TT- BCT quy định nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường.
Theo đó, điểm mới đáng chú ý của Thông tư này là công chức Quản lý thị trường có quyền áp dụng việc khám người, khám phương tiện vận tải theo thẩm quyền hoặc đề xuất với người có thẩm quyền ban hành quyết định khám theo thủ tục hành chính của quản lý thị trường nếu có căn cứ về hành vi vi phạm của đối tượng.
Công chức quản lý thị trường đề xuất việc khám phải chịu trách nhiệm trước người có thẩm quyền ban hành quyết định khám và trước pháp luật về nội dung của đề xuất khám.
Trong năm 2018, hai vụ việc đình đám liên quan đến cơ quan quản lý thị trường là Mumuso và Con Cưng đã làm tốn nhiều giấy mực của báo chí.
Vào ngày 17/10/2018, tại cuộc họp báo của Bộ Công thương đã có nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh việc xử lý kỷ luật hai Phó cục trưởng quản lý thị trường là ông Nguyễn Trọng Tín và ông Trần Hùng - liên quan tới vụ kiểm tra Công ty cổ phần Con Cưng.
Trả lời báo chí khi đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) Trần Hữu Linh cho biết, ngày 16/10/2018, Tổng cục đã có báo cáo tổng thể vụ việc gửi Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ vụ việc Con Cưng của Cục Quản lý thị trường.
Theo ông Linh, việc kỷ luật những cán bộ có sai phạm trong vụ việc của Công ty cổ phần Con Cưng vẫn đang được tiến hành. Cụ thể, sau khi Bộ Công Thương công bố Kết luận số 8056/KL-BCT về kết quả rà soát, kiểm tra đánh giá lại quy trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với Công ty cổ phần Con Cưng của Cục Quản lý thị trường và đánh giá hoạt động của Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương, việc kiểm điểm, xử lý cán bộ vẫn đang được thực hiện và chưa có kết quả cuối cùng.
Việc chậm công bố kết luận kỷ luật với cán bộ dưới quyền quản lý, theo ông Linh, xuất phát từ việc khen thưởng, kỷ luật tại các cơ quan nhà nước có những trình tự thủ tục. Thậm chí khi kỷ luật phải họp hội đồng và phải có lấy ý kiến của cán bộ có liên quan vụ việc. “Bộ sẽ thông tin kịp thời khi có kết quả kỷ luật các cán bộ liên quan”, ông Linh hứa.
Trước đó nữa, ngày 4/10/2018, Bộ Công Thương cho hay đã có Kết luận số 8056/KL-BCT về kết quả rà soát, kiểm tra đánh giá lại quy trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với Công ty cổ phần Con Cưng của Cục Quản lý thị trường và đánh giá hoạt động của Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương.
Theo Bộ Công Thương, trong quá trình thực hiện các hoạt động kiểm tra, các công chức lãnh đạo Cục Quản lý thị trường là ông Nguyễn Trọng Tín, Phó Cục trưởng và ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật và của Bộ Công Thương về phát ngôn, ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, gây ra những hiệu ứng không tốt, hiểu sai, hiểu chưa đúng bản chất sự việc trong dư luận xã hội cũng như gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một số thông tin cung cấp cho báo chí chưa thật sự chính xác đã gây thắc mắc cho người tiêu dùng về số lượng hành vi, tên hành vi vi phạm của doanh nghiệp. Việc này cần phải được khắc phục, sửa chữa ngay và rút kinh nghiệm nghiêm túc trong hoạt động công vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Dẫu vậy thì đến hôm nay, ngày 10/1/2019, Bộ Công thương vẫn chưa có thêm cuộc họp báo thường kỳ nào hay bất cứ thông tin chính xác về kỷ luật những cán bộ có sai phạm trong vụ việc của Công ty cổ phần Con Cưng.
Sáng 8/1, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh và lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra tình hình vi phạm hàng giả, hàng nhái tại 4 cửa hàng ở phố Hàng Đào, Hàng Dầu, Hàng Gai, Hàng Buồm.
Qua kiểm tra ban đầu, lực lượng quản lý thị trường phát hiện các dấu hiệu vi phạm như thiếu hóa đơn, chứng từ, nhãn hiệu, ghi nhãn hàng hóa (không ghi nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa)...
Ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết sau khi kiểm kê, xác minh kỹ các thông tin, tùy mức độ và hình thức vi phạm, lực lượng quản lý thị trường sẽ xử lý theo quy định đối với những sai phạm.
Sáng 8/1, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh và lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra tình hình vi phạm hàng giả, hàng nhái tại 4 cửa hàng ở phố Hàng Đào, Hàng Dầu, Hàng Gai, Hàng Buồm.
Qua kiểm tra ban đầu, lực lượng quản lý thị trường phát hiện các dấu hiệu vi phạm như thiếu hóa đơn, chứng từ, nhãn hiệu, ghi nhãn hàng hóa (không ghi nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa)...
Ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết sau khi kiểm kê, xác minh kỹ các thông tin, tùy mức độ và hình thức vi phạm, lực lượng quản lý thị trường sẽ xử lý theo quy định đối với những sai phạm.

-
Sở Y tế TP.HCM mạnh tay xử lý mỹ phẩm không rõ nguồn gốc -
Bắt 3 lãnh đạo Công ty Công trình đô thị Bắc Giang -
Lo hóa chất độc hại trôi nổi bán tràn lan trên không gian mạng -
Bộ Xây dựng chấn chỉnh công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng -
Vụ án Xuyên Việt Oil: Nhiều bị cáo nộp tiền khắc phục, Viện Kiểm sát đề nghị giảm án -
Hà Nội xử nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán thuốc, sữa giả -
Giám đốc doanh nghiệp 14 năm kêu oan: Tòa án trả hồ sơ lần thứ 3
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”