-
Nhiều doanh nghiệp đến Đồng Nai đề xuất đầu tư khu công nghiệp -
Phân cấp cho địa phương thực hiện mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ -
Tây Ninh: Tốc độ tăng trưởng GRDP xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố -
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An đạt khoảng 8,3% trong năm 2024
Quảng Bình đang trở thành điểm đến hấp dẫn và đáng tin tưởng đối với nhà đầu tư |
Sát cánh cùng nhà đầu tư
Giữa tháng 11/2025, thông tin Dự án Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Cam Liên tại huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) được chấp thuận chủ trương đầu tư đã ngay lập tức làm nức lòng nhiều người, bởi đây là dự án rất lớn, với diện tích 450 ha, tổng mức đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.
Ông Phan Phong Phú, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, kể từ khi Tập đoàn Capella đề xuất nghiên cứu đầu tư Dự án vào tháng 6/2021 cho đến khi Dự án chính thức được chấp thuận chủ trương đầu tư, tỉnh luôn đồng hành, bám sát, hỗ trợ nhà đầu tư hết sức để từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong những thủ tục liên quan.
“Đây là một dự án phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của tỉnh. Đó là thu hút đầu tư vào hạ tầng khu công nghiệp, làm nền tảng để tỉnh có thể tăng thu hút đầu tư các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo…, từ đó giải quyết việc làm cho người lao động địa phương, tăng thu ngân sách cho tỉnh. Nhà đầu tư Capella rất quyết tâm thực hiện dự án này. Họ cũng là doanh nghiệp rất có tiềm lực khi từng triển khai nhiều dự án hạ tầng khu công nghiệp trước đó tại các địa phương như Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Nam… Do vậy, tỉnh hết sức kỳ vọng vào Dự án”, ông Phan Phong Phú chia sẻ.
Có thể nói, việc đồng hành, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư đã giúp tỉnh Quảng Bình ngày càng ghi điểm hơn trong mắt các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Kết hợp với các tiềm năng lợi thế vốn có, việc này đã đưa Quảng Bình thực sự trở thành “điểm đến hấp dẫn”.
Tháng 6/2024, tại sự kiện khởi công Dự án căn hộ Regal Residence Luxury thuộc Khu đô thị Regal Legend (xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới), ông Trần Ngọc Thái, Phó tổng giám đốc Regal Group cho biết, trong quá trình triển khai dự án, Regal Group đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn từ lãnh đạo tỉnh, cũng như các sở, ban, ngành trong tỉnh.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
Ông Nguyễn Xuân Đạt, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình cho biết, trong năm 2024, Quảng Bình đã phê duyệt chủ trương đầu tư đối với 47 dự án. Trong đó, có 24 dự án ngoài khu kinh tế - khu công nghiệp với tổng mức đầu tư hơn 1.874 tỷ đồng; 10 dự án trong khu kinh tế - khu công nghiệp với tổng mức đầu tư gần 2.738 tỷ đồng; 12 dự án có nhà ở, đất ở với tổng vốn đầu tư hơn 8.415 tỷ đồng và một dự án FDI với tổng mức đầu tư 187 tỷ đồng.
Theo ông Đạt, năm 2024, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quyết định công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc các lĩnh vực chuyên ngành tài nguyên và môi trường; du lịch, tư pháp; tài chính… để hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.
Tổ chức họp bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án khu đô thị, khu nhà ở thương mại liên quan công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, xác định chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án; rà soát, tháo gỡ các khó khăn, bất cập về trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo Luật Lâm nghiệp và Nghị định số 91/2024/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng tích cực hỗ trợ, triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với các dự án trọng điểm, hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong tỉnh, như tổng hợp báo cáo đề xuất Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình phê duyệt chủ trương nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam của Dự án điện gió AMI Savanakhet do Công ty cổ phần Đầu tư AMI Renewables Quảng Bình làm chủ đầu tư. Thực hiện các giải pháp quyết liệt để tháo gỡ vướng mắc giúp Dự án thành phần mở rộng sân đỗ máy bay, thuộc Dự án Xây dựng Nhà ga hành khách T2 và mở rộng sân đỗ máy bay Cảng hàng không Đồng Hới được khởi công đúng tiến độ đề ra.
Ông Phan Phong Phú cho biết, để tiếp tục thu hút được các nhà đầu tư, trong năm 2025, tỉnh sẽ tiếp tục rà soát, tập trung tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn, rào cản về đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, tạo mặt bằng sạch; mở rộng, phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp. Đồng thời, có giải pháp hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ các dự án; phối hợp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án dở dang, chậm do nguyên nhân khách quan; kiên quyết xử lý đối với các dự án kéo dài, không triển khai, nợ thuế, gây lãng phí về cơ hội đầu tư, lãng phí nguồn lực phát triển của tỉnh.
“Tỉnh sẽ ưu tiên thu hút các nhà đầu tư “đại bàng” đến Quảng Bình đối với các dự án đầu tư lớn phù hợp với quy hoạch tỉnh như các dự án du lịch, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao…, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại và bền vững, bảo vệ môi trường, tạo việc làm cho lao động địa phương, tạo nguồn thu bền vững”, ông Phan Phong Phú nhấn mạnh.
-
Tây Ninh: Tốc độ tăng trưởng GRDP xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố -
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An đạt khoảng 8,3% trong năm 2024 -
Khánh Hòa gặp khó khi tách dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khỏi dự án đầu tư -
Bước nước rút trên các đại công trường cao tốc -
Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, Hải Dương đón nhiều doanh nghiệp lớn -
Doanh nghiệp đánh giá Đà Nẵng là điểm đến đầu tư hấp dẫn, đáng tin cậy -
Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E phải giải phóng mặt bằng xong trước 1/3/2025
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững