
-
Hé lộ địa điểm thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
Đề xuất đầu tư 105 km cao tốc Mộc Châu - TP. Sơn La vốn 22.262 tỷ đồng
-
CII đề xuất đầu tư 4 cây cầu tại Thủ Thiêm theo hình thức BT mới
-
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 21,52 tỷ USD sau 6 tháng năm 2025
-
Bảo đảm tiến độ hoàn thành các dự án hạ tầng phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc -
Nút thắt mặt bằng “ghìm chân” hai dự án ven biển ở Quảng Trị
![]() |
Sân bay Đồng Hới sẽ được đầu tư, nâng cấp thành sân bay quốc tế theo hình thức đối tác công tư (PPP). Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa |
“Cảng Hàng không Đồng Hới là đơn vị thuộc Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam, trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Do đó, UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị Tập đoàn FLC làm việc cụ thể với Bộ Giao thông Vận tải, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam; UBND tỉnh Quảng Bình sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Tập đoàn FLC triển khai thực hiện dự án”, công văn số 533/UBND-KTTH ngày 17/4/2018 nêu rõ.
Trước đó vào ngày 7/4/2018, Tập đoàn FLC đã có đề xuất chính thức tới các Ban, ngành liên quan về việc tham gia đầu tư xây dựng, nâng cấp sân bay Đồng Hới sau khi Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì tổ chức phê duyệt điều chỉnh nâng cấp sân bay này để đáp ứng khai thác các loại máy bay hiện đại và phục vụ nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của du khách.
Đề xuất nói trên được cho là bắt nguồn từ chiến lược hoạt động của thương hiệu hàng không Bamboo Airways (thuộc sở hữu Tập đoàn FLC), vốn đang trong giai đoạn "nước rút" cho mục tiêu cất cánh vào cuối năm 2018, sau khi ký thỏa thuận về việc sẽ mua 24 máy bay A321NEO với Airbus.
“Với vị trí chiến lược tại Bắc Trung Bộ, sân bay Đồng Hới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp Quảng Bình tham gia kết nối các di sản thế giới ở miền Trung, đồng thời là điểm trung chuyển thuận tiện cho nhiều trục bay khắp cả nước và quốc tế tới Việt Nam.
Đây cũng là một trong những cảng hàng không chưa được khai thác tối ưu về công suất, trong khi tiềm năng tăng trưởng du lịch của Quảng Bình còn rất lớn. Việc nâng cấp sân bay để đón các dòng khách tăng trưởng nhanh là việc cần làm sớm, đặc biệt khi sân bay Đồng Hới là một trong những khu vực hoạt động trọng điểm của Bamboo Airways tại miền Trung”, ông Đặng Tất Thắng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC kiêm Tổng giám đốc Bamboo Airways cho hay.
Cũng theo vị lãnh đạo này, ngay khi nhận được sự phê duyệt và hoàn thiện các thủ tục pháp lý, Tập đoàn FLC sẽ bắt tay vào triển khai dự án và nếu các điều kiện thuận lợi cho phép, dự án dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2019.
Như vậy, tại Quảng Bình, Tập đoàn FLC đang đầu tư hai dự án lớn là quần thể nghỉ dưỡng FLC Quang Binh Beach & Golf Resort quy mô gần 2.000 ha, tổng vốn 20.000 tỷ đồng, được xem là hạ tầng du lịch lớn nhất miền Trung cho đến thời điểm hiện tại và dự án đầu tư, xây dựng nâng cấp sân bay Đồng Hới thành sân bay quốc tế.
Hai dự án này sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cấp hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện diện mạo du lịch tại “vương quốc hang động” Quảng Bình – một trong những địa bàn có tiềm năng du lịch lớn nhất Việt Nam hiện nay.

-
Nghiên cứu vật liệu thay thế cát xây dựng ở Đà Nẵng -
Khu thương mại tự do Đà Nẵng mở ra giai đoạn phát triển mới -
Giao cơ quan chủ quản đầu tư cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vốn 29.893 tỷ đồng -
Dồn dập đề xuất xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở TP.HCM -
Môi trường kinh doanh Việt Nam trong mắt nhà đầu tư Mỹ: Cơ hội vẫn hiện hữu -
Mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 818 tỷ đồng; Duyệt 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng -
Hải Phòng: Tăng sức hút với nhà đầu tư
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”