-
Biến thách thức chuyển đổi số - chuyển đổi xanh thành cơ hội -
Doanh nghiệp không chuyển đổi kép sẽ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh -
Khảo sát của PwC: Khoảng 85% người tiêu dùng cân nhắc mua xe “xanh” 3 năm tới -
Sẽ ban hành sổ tay về tín chỉ carbon rừng -
Xu hướng tiêu dùng xanh: Thách thức của doanh nghiệp vừa và nhỏ -
Doanh nghiệp muốn sớm được tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA
Sau sông Cổ Cò, tỉnh Quảng Nam tiếp tục triển khai khơi thông dòng Trường Giang. Đây từng là tuyến đường thủy quan trọng chạy dọc ven biển của tỉnh Quảng Nam, nhưng trải qua bao biến thiên, dòng sông này đã bị bồi lấp, gây ngập úng cho một số vùng đô thị.
Nhưng bây giờ, sông Trường Giang đang chuẩn bị lấy lại dòng chảy của mình, khi tỉnh Quảng Nam chuẩn bị triển khai Dự án Phát triển tích hợp thích ứng Quảng Nam.
Được biết, tổng mức đầu tư của Dự án là 2.722 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng chiếm nhiều nhất, với 1.629 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư là vốn vay ODA từ Ngân hàng Thế giới (WB) hơn 1.838 tỷ đồng, chiếm 67,53% tổng mức đầu tư; vốn đối ứng khoảng 884 tỷ đồng.
Dự án này được giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư; thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2027. Dự án có 3 hợp phần chính gồm nạo vét sông Trường Giang, xây cầu và thoát lũ cho TP. Tam Kỳ. Theo đó, tỉnh Quảng Nam sẽ nạo vét luồng đường thủy nội địa sông Trường Giang với tổng chiều dài 60 km, xây dựng kè tại các vị trí có nguy cơ sạt lở bờ, kết hợp neo đậu tàu cá tránh trú bão.
Khi hoàn thiện, tuyến luồng sông Trường Giang sẽ đạt chuẩn sông cấp IV theo quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, đảm bảo khai thác hiệu quả đối với tàu có trọng tải đến 100 tấn lưu thông 2 làn.
Ngoài nạo vét sông Trường Giang, Dự án sẽ triển khai thi công 6 cầu mới và hoàn trả 1 cầu dân sinh qua sông. Một hợp phần khác là đầu tư Tổ hợp công trình thoát lũ TP. Tam Kỳ, nối từ hồ sông Đầm ra sông Trường Giang, với chiều dài khoảng 2,38 km.
Ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam cho hay, Dự án Phát triển tích hợp thích ứng Quảng Nam có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi phát triển giao thông đường thủy nội địa, góp phần tạo cảnh quan môi trường, thúc đẩy du lịch cộng đồng trên sông, khơi thông luồng lạch, dòng chảy, làm tăng hiệu quả thoát lũ cho vùng Đông Nam của tỉnh. Đặc biệt, quy hoạch hệ tổ hợp các công trình nhằm hỗ trợ thoát lũ, giảm ngập lụt cho TP. Tam Kỳ.
“Rút kinh nghiệm từ các dự án ODA khác, chúng tôi phối hợp với các địa phương giải phóng mặt bằng chứ không chờ hiệp định vay có hiệu lực mới thực hiện, như vậy sẽ tránh tình trạng chậm tiến độ do ách tắc mặt bằng. Khi hoàn thành dự án này sẽ đem lại nhiều tiềm năng phát triển cho Quảng Nam, trong đó nổi bật là các sản phẩm du lịch đặc trưng ven bờ sông và người dân là đối tượng được hưởng lợi từ dự án này”, ông Vương chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh, đây là dự án đặc biệt quan trọng, tạo động lực để phát triển vùng Đông của tỉnh.
“Dự án này sẽ tạo điều kiện phát triển vùng Đông Quảng Nam, đồng thời giúp tăng cường kết nối, loại bỏ các trở ngại về hạ tầng của các khu kinh tế trọng điểm ven biển, tạo ra một hệ thống giao thông thông suốt, đồng bộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội”, ông Dũng khẳng định.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng đề nghị, chủ đầu tư và các sở chuyên môn cần lưu ý đảm bảo hệ sinh thái trong quá trình nạo vét sông Trường Giang, xây dựng cầu phải đảm bảo cả về kỹ thuật và mỹ thuật.
“Khi nạo vét sông Trường Giang sẽ kết nối với sông Cổ Cò trở thành một tuyến đường thủy nội địa, vừa phục vụ phát triển du lịch, vừa vận chuyển hàng hóa. Không những vậy, xây dựng 6 cây cầu tạo kết nối với trục đường ven biển Võ Chí Công và đường Thanh Niên, mở ra quỹ đất lớn phát triển các đô thị trong tương lai”, ông Dũng nói thêm.
-
Khảo sát của PwC: Khoảng 85% người tiêu dùng cân nhắc mua xe “xanh” 3 năm tới -
Sẽ ban hành sổ tay về tín chỉ carbon rừng -
Xu hướng tiêu dùng xanh: Thách thức của doanh nghiệp vừa và nhỏ -
Doanh nghiệp muốn sớm được tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA -
Chuyển đổi kép là xu hướng tất yếu mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt -
Chuyển đổi kép là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược của Việt Nam -
Phát triển bền vững và những kinh nghiệm từ New Zealand
- Runway Vietnam tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu trang sức đương đại Vhernier tại Rex Hotel
- Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 1/2025
- Hải sản Hàn Quốc vươn tầm thế giới tại K-Seafood Global Weeks
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang
- Japfa đồng hành cùng người chăn nuôi phòng chống dịch bệnh
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”