
-
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng
-
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp
-
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính
-
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp
-
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam -
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon
![]() |
Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. |
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Theo đó, UBND tỉnh xác định, việc xây dựng Kế hoạch bảo vệ môi trường Khu kinh tế Dung Quất phù hợp với điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 168/QĐ-TTg ngày 28/2/2023 và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi.
Việc bảo vệ môi trường là nền tảng đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung; bảo vệ môi trường đi đôi với quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm và bền vững tài nguyên; ưu tiên chủ đồng phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm; thúc đẩy xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, công nghệ cao; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số; nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường, đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường; khuyến khích huy động các nguồn lực trong xã hội kết hợp với tăng chi ngân sách phù hợp với nhu cầu; tăng cường hợp tác vùng, hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường Khu kinh tế Dung Quất, Khu công nghiệp Quảng Phú.
Về giải pháp tổ chức, quản lý và áp dụng cơ chế, chính sách, UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ hoàn thiện bộ máy công chức quản lý có trình độ, năng lực, chuyên môn phù hợp, kết hợp công tác đào tạo, tập huấn để nâng cao kỹ năng quản lý, giải quyết các vấn đề thực tiễn, tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp được thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi; đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính về môi trường theo hướng nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước; từng bước chuyển đổi phương thức quản lý theo hướng giảm tiền kiểm, tăng hậu kiểm, nâng cao ý thức tự chịu trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp; thực hiện phân luồng dự án đầu tư theo mức độ tác động đến môi trường ngay từ giai đoạn thu hút đầu tư; khuyến khích, thu hút các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; hỗ trợ các doanh nghiệp tái chế, tuần hoàn chất thải.
Cùng với đó, UBND tỉnh khuyến khích các nguồn đầu tư xã hội hóa vào bảo vệ môi trường, đặc biệt chú trọng đầu tư nâng cao năng lực thu gom, triển khai hiệu quả việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ, vinh danh các doanh nghiệp đầu tư thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải…
Về giải pháp khoa học và công nghệ, UBND tỉnh sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh, đồng bộ với cơ sở dữ liệu của tỉnh và quốc gia; đảm bảo thông tin môi trường được chia sẻ giữa các cấp ngành, đơn vị và cung cấp kịp thời cho cộng đồng.
Đặc biệt, UBND tỉnh khuyến khích các chủ dự án đầu tư, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và chủ dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư tập trung áp dụng các biện pháp để đạt được tiêu chính kinh tế tuần hoàn…
Về giải pháp đầu tư và tài chính, UBND tỉnh sẽ đề xuất các nguồn chi ngân sách hàng năm cho các dự án ưu tiên, cấp bách, theo từng giai đoạn, cân đối ngân sách địa phương để tăng dần tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường trên tổng mức chi ngân sách; đẩy mạnh xã hội hóa, xúc tiến kêu gọi nguồn viện trợ, các dự án đầu tư nước ngoài cho công tác bảo vệ môi trường.
UBND tỉnh yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm thực hiện đầy đủ hoạt động bảo vệ môi trường, như xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống xử lý nước thải tập trung; thu hút dự án theo phân khu, loại hình sản xuất đã được phê duyệt; bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên môn phù hợp để thực hiện công tác bảo vệ môi trường, chương trình quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường…

-
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam -
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon -
Ngân sách hoạt động cơ quan về khí hậu của Liên hợp quốc được điều chỉnh tăng thêm 10% -
Số hóa: Đòn bẩy chiến lược cho doanh nghiệp Việt trong hành trình chuyển đổi xanh -
Đông Nam bộ tăng tốc phát triển khu công nghiệp sinh thái -
Thúc đẩy tiêu chuẩn hóa hệ thống lưu trữ năng lượng phục vụ phát triển xanh bền vững -
Giải pháp xanh cho tương lai không rác thải nhựa
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh